Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp hay không?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp hay không?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện việc phát triển doanh nghiệp như thế nào?
- Cục phát triển doanh nghiệp có phải là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước hay không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp hay không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp được quy định tại Điều 1 Nghị định 89/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước; đấu thầu; thống kê; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về vị trí và chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xá hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê có bao gồm việc phát triển doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp hay không? (Hình từ internet)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện việc phát triển doanh nghiệp như thế nào?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện việc phát triển doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 Nghị định 89/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
13. Về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Xây dựng chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc;
c) Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước;
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện việc phát triển doanh nghiệp thực hiện việc theo dõi, tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trên phạm vi toàn quốc.
Cục phát triển doanh nghiệp có phải là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước hay không?
Cục phát triển doanh nghiệp có phải là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước được quy định tại Điều 3 Nghị định 89/2022/NĐ-CP như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
16. Văn phòng Bộ.
17. Thanh tra Bộ.
18. Cục Quản lý đấu thầu.
19. Cục Phát triển doanh nghiệp.
20. Cục Đầu tư nước ngoài.
21. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
22. Cục Kinh tế hợp tác.
23. Tổng cục Thống kê.
24. Viện Chiến lược phát triển.
25. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
26. Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
27. Báo Đầu tư.
28. Học viện Chính sách và Phát triển.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 23 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có 03 phòng, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ có 04 phòng, Vụ Kinh tế đối ngoại có 05 phòng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ, trừ Tổng cục Thống kê.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về cơ cấu tổ chức thì Cục phát triển doanh nghiệp là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?