Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân?
- Bộ Khoa học và Công nghệ có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân không?
- Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân?
- Tổ chức hành chính nào giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân?
Bộ Khoa học và Công nghệ có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân không?
Theo căn cứ tại Điều 1 Nghị định 28/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật
Như vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân.
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân? (hình từ internet)
Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân?
Theo căn cứ tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 28/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ trong công tác quản lý nhà nước liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân như sau:
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
- Quản lý nhà nước đối với các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế - kỹ thuật;
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn, tổ chức triển khai các nhiệm vụ trong việc xây dựng cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân theo quy định của pháp luật.
- Quản lý an toàn bức xạ, phóng xạ môi trường, an toàn hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, an ninh hạt nhân và thanh sát hạt nhân đối với các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử trên phạm vi cả nước.
- Tổ chức quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia và hệ thống phòng chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đo lường bức xạ và hạt nhân.
- Quy định và hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; thanh tra và xử lý vi phạm về bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân đối với các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
- Quản lý nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất thải phóng xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; quản lý xuất nhập khẩu công nghệ thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng, vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ trong phạm vi cả nước.
- Quy định việc kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.
Tổ chức hành chính nào giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân?
Theo căn cứ tại Điều 3 Nghị định 28/2023/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật.
3. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ.
4. Vụ Công nghệ cao.
5. Vụ Năng lượng nguyên tử.
6. Vụ Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật.
7. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Hợp tác quốc tế.
11. Văn phòng Bộ.
12. Thanh tra Bộ.
13. Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
14. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
15. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
16. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
17. Cục Sở hữu trí tuệ.
18. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia.
19. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
20. Báo VnExpress.
21. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
22. Trung tâm Công nghệ thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 19 đến khoản 22 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia được sử dụng con dấu hình Quốc huy.
...
Như vậy, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?