Bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức gồm những ai và có số lượng kiểm toán viên nội bộ như thế nào?
- Bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức gồm những ai và có số lượng kiểm toán viên nội bộ như thế nào?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước có được tổ chức độc lập với phòng kế toán - tài chính của doanh nghiệp không?
- Trưởng phòng kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước do ai bổ nhiệm?
Bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức gồm những ai và có số lượng kiểm toán viên nội bộ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định về bộ máy kiểm toán nội bộ như sau:
Bộ máy kiểm toán nội bộ
1. Các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp được tổ chức thành phòng, ban, hoặc nhóm, tổ công tác trực thuộc (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp.
Bộ máy kiểm toán nội bộ, gồm: Trưởng phòng kiểm toán nội bộ, Phó trưởng phòng kiểm toán nội bộ (nếu có), nhóm trưởng kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ. Số lượng kiểm toán viên nội bộ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động, số lượng các đơn vị thành viên tính chất phức tạp của công việc, yêu cầu quản lý kinh doanh và trình độ, năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Ở các tập đoàn sản xuất (Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp,.. .) phải tổ chức phòng (ban) kiểm toán nội bộ có đủ lực lượng và năng lực để kiểm toán trong đơn vị và các đơn vị thành viên.
...
Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp nhà nước được tổ chức thành phòng, ban, hoặc nhóm, tổ công tác trực thuộc (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp.
Bộ máy kiểm toán nội bộ, gồm: Trưởng phòng kiểm toán nội bộ, Phó trưởng phòng kiểm toán nội bộ (nếu có), nhóm trưởng kiểm toán nội bộ và kiểm toán viên nội bộ.
Số lượng kiểm toán viên nội bộ phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động, số lượng các đơn vị thành viên tính chất phức tạp của công việc, yêu cầu quản lý kinh doanh và trình độ, năng lực nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Ở các tập đoàn sản xuất (Tổng công ty, Liên hiệp các xí nghiệp,.. .) phải tổ chức phòng (ban) kiểm toán nội bộ có đủ lực lượng và năng lực để kiểm toán trong đơn vị và các đơn vị thành viên.
Bộ máy kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức gồm những ai và có số lượng kiểm toán viên nội bộ như thế nào? (Hình từ Internet)
Bộ phận kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước có được tổ chức độc lập với phòng kế toán - tài chính của doanh nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 quy định về bộ máy kiểm toán nội bộ như sau:
Bộ máy kiểm toán nội bộ
...
2. Bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp (kể cả phòng kế toán - tài chính); chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp.
Theo yêu cầu của bộ phận kiểm toán nội bộ, (Tổng) Giám đốc có thể cử chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác trong doanh nghiệp, hoặc thuê chuyên gia bên ngoài (nếu cần thiết) tham gia một số nội dung hoặc toàn bộ một cuộc kiểm toán.
Theo quy định về bộ máy kiểm toán nội bộ nêu trên, bộ phận kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp, kể cả phòng kế toán - tài chính. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp của (Tổng) Giám đốc doanh nghiệp.
Trưởng phòng kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp Nhà nước do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 17 Quy chế Kiểm toán nội bộ áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 832 TC/QĐ/CĐKT năm 1997 và khoản 5 Mục I Thông tư 171/1998/TT-BTC quy định như sau:
Trưởng phòng kiểm toán nội bộ
Đứng đầu phòng (ban) kiểm toán nội bộ là trưởng phòng (hoặc trưởng ban) kiểm toán nội bộ doanh nghiệp.
Trưởng phòng (hoặc trưởng ban) kiểm toán nội bộ do (Tổng) Giám đốc bổ nhiệm (Bộ Tài chính).
Trưởng phòng kiểm toán nội bộ là người ký, chịu trách nhiệm trước (Tổng) giám đốc và trước pháp luật về báo cáo kiểm toán nội bộ.
Trưởng phòng kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Chủ động xây dựng kế hoạch và lập chương trình kiểm toán hàng năm.
2. Tổ chức các cuộc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo nhiệm vụ kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được (Tổng) Giám đốc phê duyệt.
3. Quản lý, bố trí, phân công công việc cho kiểm toán viên và thực hiện các biện pháp đào tạo và huấn luyện kiểm toán viên, đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ và năng lực công tác của kiểm toán viên và bộ máy kiểm toán nội bộ.
4. Đề xuất với (Tổng) Giám đốc về việc đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với kiểm toán viên nội bộ.
5. Đề nghị trưng tập kiểm toán viên ở các đơn vị thành viên hoặc chuyên viên các bộ phận khác liên quan trong doanh nghiệp để thực hiện các cuộc kiểm toán khi cần thiết.
6. Kiến nghị các thay đổi về chính sách, đường lối nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh.
7. Khi phát hiện có hiện tượng vi phạm pháp luật hoặc những quyết định trái với chủ trương, chính sách, chế độ phải có trách nhiệm báo cáo các cấp có thẩm quyền đưa ra các giải pháp để giải quyết kịp thời.
Theo đó, đứng đầu phòng (ban) kiểm toán nội bộ là trưởng phòng (hoặc trưởng ban) kiểm toán nội bộ doanh nghiệp.
Trưởng phòng (hoặc trưởng ban) kiểm toán nội bộ do (Tổng) Giám đốc bổ nhiệm.
Trưởng phòng kiểm toán nội bộ là người ký, chịu trách nhiệm trước (Tổng) giám đốc và trước pháp luật về báo cáo kiểm toán nội bộ.
Trưởng phòng kiểm toán nội bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?