Bộ Ngoại giao có quyền miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam hay không?
- Bộ Ngoại giao có thẩm quyền quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam hay không?
- Bộ Ngoại giao có quyền miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam hay không?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại gồm các đơn vị nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Bộ Ngoại giao có thẩm quyền quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Ngoại giao như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam sẽ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao có quyền miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Bộ Ngoại giao có quyền miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam hay không?
Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Ngoại giao về công tác lễ tân nhà nước như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
....
10. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước:
a) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;
d) Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.
11. Về công tác lễ tân nhà nước:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;
b) Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài;
c) Chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện cấp chứng minh thư cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Bộ Ngoại giao có quyền miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại gồm các đơn vị nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Châu Âu.
2. Vụ Châu Mỹ.
3. Vụ Đông Bắc Á.
4. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
5. Vụ Trung Đông - Châu Phi.
6. Vụ Chính sách đối ngoại.
7. Vụ Tổng hợp kinh tế.
8. Vụ ASEAN.
9. Vụ các Tổ chức quốc tế.
10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.
11. Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.
12. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
13. Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.
14. Vụ Thông tin Báo chí.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Văn phòng Bộ.
17. Thanh tra Bộ.
18. Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.
19. Cục Lãnh sự.
20. Cục Lễ tân Nhà nước.
21. Cục Ngoại vụ.
22. Cục Quản trị Tài vụ.
23. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Ủy ban Biên giới quốc gia.
25. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
26. Học viện Ngoại giao.
27. Báo Thế giới và Việt Nam.
28. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 27 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
Các tổ chức quy định tại khoản 28 Điều này là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
...
Theo quy định trên thì các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao gồm Học viện Ngoại giao và Báo Thế giới và Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn về chính sách miễn, giảm tiền thuê đất bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS thế nào?
- Mức hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trang thiết bị cho hợp tác xã từ nguồn vốn đầu tư công? Hình thức hỗ trợ?
- Hướng dẫn phân loại dự án đầu tư xây dựng theo Nghị định 15? Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc nào?
- Tạm dừng bổ nhiệm tuyển dụng công chức từ 1/12/2024 đến khi nào theo thông tin mới nhất của Bộ Chính trị?
- Mẫu giấy mời tham dự ngày kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu chiến binh ngắn gọn, ý nghĩa? Tải về?