Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước được bố trí tại đâu?
Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước được bố trí tại đâu?
Căn cứ Điều 3 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2412/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về việc bố trí Bộ phận Một cửa như sau:
Bố trí Bộ phận Một cửa
Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi tắt là Bộ phận Một cửa) được bố trí tại Văn phòng Ngân hàng Nhà nước và phòng có chức năng văn thư thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
Như vậy, theo quy định thì bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước được bố trí tại Văn phòng Ngân hàng Nhà nước và phòng có chức năng văn thư thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước được bố trí tại đâu? (Hình từ Internet)
Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Bộ phận Một cửa được công khai bằng những hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2412/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa
1. Nhiệm vụ
a) Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; Các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính; Hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử;
b) Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính; Giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; Thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
...
Như vậy, theo quy định thì danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Bộ phận Một cửa được công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản.
Bộ phận Một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước có những quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2412/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận Một cửa
...
2. Quyền hạn
a) Đề nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
b) Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; Chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; Đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết;
c) Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
d) Đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin một cửa điện tử; Tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống này;
đ) Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Bộ phận Một cửa có những quyền hạn sau đây:
(1) Đề nghị các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
(2) Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định;
Chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;
Đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết;
(3) Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân;
Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
(4) Đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin một cửa điện tử;
Tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống này;
(5) Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?