Bộ phận quản lý nợ cần báo cáo cho Hội đồng xử lý rủi ro thuộc Ngân hàng thương mại những nội dung gì?
Hội đồng xử lý rủi ro thuộc Ngân hàng thương mại có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý rủi ro thuộc Ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 15 Thông tư 11/2021/TT-NHNN như sau:
Hội đồng xử lý rủi ro
1. Thành phần của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm chủ tịch; 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro; 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm chủ tịch và tối thiểu 02 thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định.
2. Trách nhiệm của Hội đồng xử lý rủi ro:
a) Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;
...
Theo quy định này thì ngân hàng thương mại phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro gồm:
- 01 thành viên là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên làm chủ tịch;
- 01 thành viên khác là thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro;
- 01 thành viên khác là Tổng giám đốc (Giám đốc) và tối thiểu 02 thành viên khác do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định.
Bộ phận quản lý nợ cần báo cáo cho Hội đồng xử lý rủi ro thuộc Ngân hàng thương mại những nội dung gì? (Hình từ internet)
Hồ sơ xử lý rủi ro gồm những nội dung nào liên quan đến Hội đồng xử lý rủi ro?
Hồ sơ xử lý rủi ro được quy định tại Điều 16 Thông tư 11/2021/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc và hồ sơ xử lý rủi ro
...
4. Hồ sơ xử lý rủi ro gồm:
a) Hồ sơ cấp tín dụng và hồ sơ thu nợ đối với các khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
b) Hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có);
c) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
d) Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
...
Như vậy, hồ sơ xử lý rủi ro phải bao gồm những tài liệu sau liên quan đến Hội đồng xử lý rủi ro:
- Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về kết quả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro;
- Quyết định hoặc phê duyệt của Hội đồng xử lý rủi ro về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
Bộ phận quản lý nợ cần báo cáo cho Hội đồng xử lý rủi ro thuộc Ngân hàng thương mại những nội dung gì?
Quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 20 Thông tư 11/2021/TT-NHNN như sau:
Quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng (phòng, ban hoặc tương đương) tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, trụ sở chi nhánh ngân hàng nước ngoài để quản lý việc thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong toàn hệ thống.
2. Trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng:
a) Xây dựng, trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với tổ chức tín dụng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ban hành:
(i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bổ sung, sửa đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; các quy định về quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, việc thu thập, bổ sung số liệu, thông tin khách hàng;
(ii) Chính sách dự phòng rủi ro, sửa đổi, bổ sung chính sách dự phòng rủi ro.
b) Quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
c) Tổng hợp, báo cáo Hội đồng xử lý rủi ro kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và việc thu hồi nợ sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tháng trước trong toàn hệ thống; đề xuất Hội đồng xử lý rủi ro việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, các biện pháp quản lý nợ xấu, thu hồi nợ triệt để;
...
Như vậy, Bộ phận quản lý nợ cần báo cáo cho Hội đồng xử lý rủi ro thuộc Ngân hàng thương mại những nội dung sau:
- Kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và việc thu hồi nợ sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của tháng trước trong toàn hệ thống;
- Đề xuất Hội đồng xử lý rủi ro việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, các biện pháp quản lý nợ xấu, thu hồi nợ triệt để.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?
- Tải về mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất? Hướng dẫn sử dụng mẫu này?
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?