Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ bao gồm những cơ quan, đơn vị nào?
Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ bao gồm những cơ quan, đơn vị nào?
Theo Điều 3 Thông tư 64/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Bộ phận tham mưu
1. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường sắt:
a) Phòng Pháp chế - Thanh tra thuộc Cục Đường sắt Việt Nam;
b) Phòng Thanh tra - An toàn I đặt tại khu vực miền Bắc;
c) Phòng Thanh tra - An toàn II đặt tại khu vực miền Trung;
d) Phòng Thanh tra - An toàn III đặt tại khu vực miền Nam;
đ) Các Đội Thanh tra - An toàn số 1, số 2, số 3, số 4, số 5, số 6, số 7, số 8, số 9 và số 10 thuộc Cục Đường sắt Việt Nam.
2. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa:
a) Phòng Pháp chế - Thanh tra thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
b) Phòng Thanh tra - An toàn thuộc Cảng vụ Đường thủy nội địa;
c) Đội Thanh tra - An toàn thuộc Chi cục Đường thủy nội địa.
3. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng:
a) Cục Hàng không Việt Nam giao Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành;
b) Phòng Pháp chế - Thanh tra thuộc Cảng vụ Hàng không.
4. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành hàng hải:
a) Cục Hàng hải Việt Nam giao Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành;
b) Phòng Thanh tra - An toàn thuộc Cảng vụ Hàng hải.
5. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ:
a) Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
b) Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ I;
c) Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ II;
d) Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ III;
đ) Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ IV.
6. Các Cục Quản lý đường bộ I, II, III và IV bố trí công chức thanh tra chuyên ngành làm việc tại Chi cục Quản lý đường bộ trực thuộc để thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi được phân cấp quản lý.
Theo đó, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ gồm những cơ quan, đơn vị sau đây:
- Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ I;
- Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ II;
- Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ III;
- Đội Thanh tra - An toàn thuộc Cục Quản lý đường bộ IV.
Công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ (Hình từ Internert)
Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 64/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Quyết định thành lập; nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu:
a) Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải;
b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền; phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Giúp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với cấp dưới;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao.
...
Theo đó, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định 57/2013/NĐ-CP.
- Thực hiện thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền; phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Giúp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với cấp dưới;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao.
Ai có quyền quyết định việc thành lập bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 64/2013/TT-BGTVT quy định như sau:
Quyết định thành lập; nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu
...
2. Căn cứ quy định của Thông tư này, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định thành lập, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu và trưởng bộ phận tham mưu; mối quan hệ công tác của các bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành; kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam có quyền ra quyết định thành lập, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận tham mưu và trưởng bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành đường bộ; mối quan hệ công tác của các bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành; kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?