Bộ phận thanh tra thuế tập hợp, khai thác thông tin người nộp thuế từ những nguồn nào để xây dựng kế hoạch thanh tra?
Bộ phận thanh tra thuế bao gồm những cơ quan thuế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Mục IV Phần I Quy trình thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 quy định về bộ phận thanh tra thuế như sau:
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Những từ ngữ sử dụng trong quy trình được hiểu như sau:
1. Bộ phận thanh tra thuế: Thanh tra Tổng cục Thuế; Phòng thanh tra thuộc Cục Thuế.
2. Lãnh đạo Bộ phận thanh tra: Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Thanh tra Tổng cục Thuế; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra Cục Thuế các tỉnh thành phố.
3. Lãnh đạo cơ quan thuế: Tổng cục trưởng, các Phó Tổng cục trưởng, Cục trưởng, các Phó Cục trưởng.
4. Cơ quan thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế.
5. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính Phủ (Sau đây gọi là công chức thanh tra chuyên ngành thuế).
6. Trường hợp thời gian được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo ngày dương lịch, kể cả ngày nghỉ theo quy định.
7. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước trừ ngày nghỉ theo quy định.
8. Bộ phận thanh tra thực hiện việc lập kế hoạch thanh tra. Trường hợp cơ quan thuế có từ hai bộ phận thanh tra trở lên thì Lãnh đạo cơ quan thuế phân công một bộ phận thanh tra chịu trách nhiệm làm đầu mối thực hiện công việc xây dựng kế hoạch thanh tra, tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra.
Theo quy định trên thì bộ phận thanh tra thuế sẽ bao gồm Thanh tra Tổng cục Thuế; Phòng thanh tra thuộc Cục Thuế.
Bộ phận thanh tra thuế (Hình từ Internet)
Bộ phận thanh tra thuế tập hợp, khai thác thông tin người nộp thuế từ những nguồn nào để xây dựng kế hoạch thanh tra?
Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Mục I Phần II Quy trình thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 quy về việc khai thác thông tin người nộp thuế như sau:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM
1. Chuẩn bị xây dựng kế hoạch thanh tra năm.
1.1. Tập hợp, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế.
Bộ phận thanh tra thuế tập hợp, khai thác thông tin người nộp thuế từ các nguồn:
a) Nguồn thông tin, dữ liệu về người nộp thuế của ngành thuế (bao gồm các cơ sở dữ liệu trên hệ thống tin học của ngành và các dữ liệu khác) gồm:
- Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các hồ sơ báo cáo về hóa đơn và các loại hồ sơ khác mà người nộp thuế gửi tới cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tài chính của người nộp thuế.
- Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế;
- Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế: tình hình kê khai, nộp thuế; kết quả kiểm tra thuế; kết quả thực hiện thanh tra thuế của năm trước đó; tình hình miễn, giảm thuế.. .v.v.
- Các thông tin khác (nếu có)
b) Nguồn thông tin dữ liệu về người nộp thuế ngoài ngành thuế (nếu có): Thông tin từ Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính Phủ; các cơ quan quản lý thuộc Bộ, Ngành, Hiệp hội ngành nghề kinh doanh; Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí; Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế gian lận thuế....
...
Theo đó, Bộ phận thanh tra thuế xây dưng kế hoạch thanh tra thuế dựa trên các nguồn thông tin như:
- Nguồn thông tin, dữ liệu về người nộp thuế của ngành thuế (bao gồm các cơ sở dữ liệu trên hệ thống tin học của ngành và các dữ liệu khác);
- Nguồn thông tin dữ liệu về người nộp thuế ngoài ngành thuế (nếu có): Thông tin từ Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra Chính Phủ; các cơ quan quản lý thuộc Bộ, Ngành, Hiệp hội ngành nghề kinh doanh; Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí; Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế gian lận thuế....
Việc lập kế hoạch thanh tra thuế được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Mục I Phần II Quy trình thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 quy về định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra như sau:
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM
1. Chuẩn bị xây dựng kế hoạch thanh tra năm.
...
1.2. Định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra.
Trên cơ sở hướng dẫn kế hoạch thanh tra ngành tài chính của Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu công tác quản lý của ngành thuế, trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Tổng cục Thuế ban hành văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra của ngành thuế.
Căn cứ văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra của Tổng cục Thuế Cục Thuế có văn bản Hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra cho bộ phận thanh tra của Cục Thuế chậm nhất ngày 30 tháng 10 hàng năm.
Việc lập kế hoạch thanh tra theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng phân mềm phân tích thông tin rủi ro của người nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành thực hiện thống nhất; Đồng thời căn cứ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương lựa chọn người nộp thuế có rủi ro để đưa vào kế hoạch thanh tra thuế.
Như vậy, việc lập kế hoạch thanh tra sẽ được thực hiện theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng phân mềm phân tích thông tin rủi ro của người nộp thuế do Tổng cục Thuế ban hành thực hiện thống nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?