Bổ sung tên vợ, chồng vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có được không? Hồ sơ, thủ tục thế nào?
Bổ sung tên vợ, chồng vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có được không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP) quy định các trường hợp được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gồm:
- Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;
- Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;
- Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Theo đó với căn hộ là tài sản chung của vợ chồng thì anh có thể thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở để bổ sung tên người vợ vào Giấy chứng nhận này.
Bổ sung tên vợ, chồng vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có được không? Hồ sơ, thủ tục thế nào?
Hồ sơ để thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gồm những gì?
Anh/chị nộp hồ sơ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT để được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đến văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
Về chi phí ở đây thì sẽ là chi phí làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà sẽ có mức thu cho phù hợp.
Thủ tục thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thực hiện như thế nào?
Về thủ tục được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Bước 4: Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 5: Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Ngoài ra tại khoản 4, khoản 5 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 5 Nghị định 148/2020/NĐ-CP có quy định:
- Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì người sử dụng đất nộp bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho Giấy chứng nhận đã cấp để làm thủ tục cấp đổi giấy mới.
- Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi trong trường hợp này được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau:
- Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp;
- Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?