Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào?

Số tiền dự phòng chung phải trích đối với tổ chức tài chính vi mô được xác định như thế nào? Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào? Thời điểm tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro là khi nào?

Số tiền dự phòng chung phải trích đối với tổ chức tài chính vi mô được xác định như thế nào?

Mức trích lập dự phòng chung đối với tổ chức tín dụng được quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:

Mức trích lập dự phòng chung
1. Đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây:
a) Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
b) Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
...
2. Đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4 (không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật).

Theo đó, đối với tổ chức tài chính vi mô, số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4.

Lưu ý:

Số tiền dự phòng chung không bao gồm tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào?

Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào?

Tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 2 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:

Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 16 Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 8 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:

Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng
1. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích lập bổ sung phần chênh lệch thiếu.
2. Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

Theo đó, bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

- Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích lập bổ sung phần chênh lệch thiếu.

- Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung chưa sử dụng của kỳ kế toán trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của kỳ kế toán trích lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.

Lưu ý:

Tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức tài chính vi mô.

Thời điểm tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro là khi nào?

Thời điểm tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 9 Nghị định 86/2024/NĐ-CP như sau:

Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro
...
2. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro như sau:
Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.

Theo đó, thời điểm tổ chức tài chính vi mô thực hiện trích lập dự phòng rủi ro được quy định như sau:

Trong 07 ngày đầu tiên của tháng, tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô căn cứ kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có trong hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề.

Tổ chức tài chính vi mô
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức tài chính vi mô là đối tượng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi đúng hay không theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu gì với việc cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo là khách hàng tài chính vi mô?
Pháp luật
Phân loại nợ tổ chức tài chính vi mô thành bao nhiêu nhóm? Nguyên tắc phân loại nợ tổ chức tài chính vi mô là gì?
Pháp luật
Tổ chức tài chính vi mô có được cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng không?
Pháp luật
Tổ chức tài chính vi mô được cho cá nhân thuộc hộ nghèo vay tối đa bao nhiêu tiền? Được cho tất cả cá nhân thuộc hộ nghèo vay không?
Pháp luật
Tài chính vi mô là gì? Cơ quan nào cấp giấy phép đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
Pháp luật
Bổ sung và hoàn nhập số tiền dự phòng đối với tổ chức tài chính vi mô được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Thành viên góp vốn tổ chức tài chính vi mô có được dùng vốn huy động để góp vốn vào tổ chức tài chính vi mô không?
Pháp luật
Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo là bao nhiêu? Quy định nội bộ về cho vay đối với hộ nghèo gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức Ủy ban quản lý rủi ro tổ chức tài chính vi mô do ai quyết định? Hội đồng xử lý rủi ro phải có bao nhiêu thành viên của Ủy ban quản lý rủi ro?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tổ chức tài chính vi mô
460 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tổ chức tài chính vi mô

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức tài chính vi mô

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào