Bổ sung vào một ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức một ngành đào tạo mới khi đáp ứng những điều kiện gì?
Danh mục ngành chính thức của giáo dục đại học là gì?
Danh mục ngành chính thức của giáo dục đại học được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT như sau:
Danh mục ngành chính thức là Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học với các ngành đã có mã ngành chính thức và được ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Danh mục ngành chính thức là Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học với các ngành đã có mã ngành chính thức và được ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT.
Trong đó, Danh mục thống kê ngành đào tạo, gọi tắt là Danh mục là danh mục giáo dục, đào tạo được phát triển thêm cấp IV đối với các trình độ của giáo dục đại học theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm Danh mục ngành chính thức và Danh mục ngành thí điểm.
Danh mục ngành chính thức của giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Danh mục ngành chính thức của giáo dục đại học được ban hành gồm những Danh mục nào?
Danh mục ngành chính thức của giáo dục đại học được ban hành gồm những danh mục được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT như sau:
Ban hành và cập nhật Danh mục
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục ngành chính thức (tại Phụ lục I), bao gồm:
a) Danh mục ngành đào tạo trình độ đại học;
b) Danh mục ngành đào tạo trình độ thạc sĩ;
c) Danh mục ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
2. Các thông tin trong Danh mục được quy định như sau:
a) Mã ngành: Mã duy nhất trong Danh mục gồm 7 chữ số, trong đó chữ số đầu tiên thể hiện mã trình độ đào tạo (mã cấp I), hai cặp chữ số tiếp theo thể hiện mã lĩnh vực đào tạo (mã cấp II) và mã nhóm ngành đào tạo (mã cấp III), hai chữ số cuối thể hiện mã ngành đào tạo trong nhóm ngành (mã cấp IV);
b) Tên ngành: Thể hiện đặc điểm chuyên môn, nghề nghiệp của ngành và phù hợp với những đặc điểm chung của nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo;
c) Hiệu lực: Thể hiện hiệu lực áp dụng của một ngành khi có sự bổ sung mới, đổi tên, chuyển vị trí, loại bỏ ngành trong Danh mục, kèm theo thời gian có hiệu lực hoặc hết hiệu lực áp dụng;
d) Ghi chú: Thể hiện các thông tin khác (nếu có).
3. Căn cứ đề xuất của các cơ sở đào tạo và thực tiễn đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực đối với các ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ tổ chức rà soát, cập nhật Danh mục theo quy định tại Thông tư này. Mọi sự thay đổi so với Danh mục hiện hành phải được lưu lại trong Danh mục mới được ban hành. Danh mục cập nhật được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Danh mục ngành chính thức được quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT, bao gồm:
- Danh mục ngành đào tạo trình độ đại học;
- Danh mục ngành đào tạo trình độ thạc sĩ;
- Danh mục ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
Tải Danh mục ngành chính thức tại đây: Tải về
Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức khi đáp ứng những điều kiện gì?
Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức khi đáp ứng những điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT như sau:
Bổ sung ngành mới vào Danh mục
1. Một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức khi đáp ứng các điều kiện như sau:
a) Có căn cứ khoa học và thực tiễn về nguồn gốc hình thành ngành đào tạo mới (trên cơ sở tách ra từ một ngành hoặc lai ghép một số ngành theo yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và thực tiễn nghề nghiệp);
b) Có sự khác biệt tối thiểu là 30% về kiến thức và kỹ năng chuyên môn so với các ngành hiện có thuộc nhóm ngành dự kiến sắp xếp trong Danh mục;
c) Có số liệu phân tích, dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo hiện tại không đáp ứng được; đối với các ngành đã có sinh viên tốt nghiệp phải có số liệu phân tích, đánh giá tin cậy về khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo khác không đáp ứng được;
d) Đã được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới hoặc đã được liệt kê ở ít nhất hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ một số ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng);
đ) Đã được phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định chương trình tại ít nhất hai cơ sở đào tạo trong nước và được các cơ sở đào tạo đó cùng đề xuất bổ sung vào Danh mục;
e) Đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên, nghệ thuật, thể thao, pháp luật, sức khỏe, an ninh, quốc phòng phải có ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành tương ứng.
...
Như vậy, một ngành đào tạo mới được xem xét bổ sung vào một nhóm ngành cụ thể trong Danh mục ngành chính thức khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có căn cứ khoa học và thực tiễn về nguồn gốc hình thành ngành đào tạo mới (trên cơ sở tách ra từ một ngành hoặc lai ghép một số ngành theo yêu cầu phát triển của khoa học, công nghệ và thực tiễn nghề nghiệp);
- Có sự khác biệt tối thiểu là 30% về kiến thức và kỹ năng chuyên môn so với các ngành hiện có thuộc nhóm ngành dự kiến sắp xếp trong Danh mục;
- Có số liệu phân tích, dự báo tin cậy về nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo hiện tại không đáp ứng được; đối với các ngành đã có sinh viên tốt nghiệp phải có số liệu phân tích, đánh giá tin cậy về khả năng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực mà các ngành đào tạo khác không đáp ứng được;
- Đã được đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo có uy tín trên thế giới hoặc đã được liệt kê ở ít nhất hai bảng phân loại các chương trình và ngành đào tạo thông dụng trên thế giới (trừ một số ngành chỉ đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng);
- Đã được phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng kiểm định chương trình tại ít nhất hai cơ sở đào tạo trong nước và được các cơ sở đào tạo đó cùng đề xuất bổ sung vào Danh mục;
- Đối với các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo giáo viên, nghệ thuật, thể thao, pháp luật, sức khỏe, an ninh, quốc phòng phải có ý kiến đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành tương ứng.
Lưu ý: Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học; các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; viện hàn lâm và viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?