Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không? Câu hỏi câu hỏi của anh B.L.H đến từ TP.HCM.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận:

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật việc đề cử, công nhận danh hiệu quốc tế đối với di sản thiên nhiên của Việt Nam theo quy định của các tổ chức quốc tế;

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế để hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật về quản lý, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì di sản thiên nhiên bao gồm:

- Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản;

+ Danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;

- Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?

Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không? (Hình từ Internet)

Việc tổ chức thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đề cử di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì việc tổ chức thẩm định và trình phê duyệt chủ trương đề cử di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận như sau:

- Đối với di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Hồ sơ đề nghị tổ chức quốc tế công nhận danh hiệu quốc tế được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định.

Trường hợp di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý hoặc tổ chức được giao quản lý di sản thiên nhiên trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định sau khi có văn bản đồng thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có ranh giới thuộc di sản thiên nhiên đề cử;

- Hội đồng thẩm định gồm các thành viên là:

+ Đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

+ Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan,

+ Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đề cử di sản thiên nhiên,

+ Đại diện một số tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học về các lĩnh vực có liên quan;

- Nội dung thẩm định bao gồm:

+ Việc đáp ứng các tiêu chí đối với di sản thiên nhiên đề cử danh hiệu quốc tế;

+ Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích di sản thiên nhiên, các phân vùng di sản thiên nhiên;

+ Mục tiêu quản lý di sản thiên nhiên;

+ Nội dung quản lý và kế hoạch bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên;

+ Mô hình tổ chức quản lý;

+ Nguồn lực quản lý và tổ chức thực hiện quản lý di sản thiên nhiên sau khi được công nhận;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ sau họp Hội đồng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đề cử tổ chức quốc tế công nhận danh hiệu quốc tế đối với di sản thiên nhiên.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được quy định tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Tổ chức lập, trình phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh quốc gia học theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

+ Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự án và tổ chức quản lý sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, khu di sản thiên nhiên theo phân công của Chính phủ;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra công tác lưu giữ lâu dài nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ;

+ Hướng dẫn việc quản lý, giám sát hoạt động tiếp cận nguồn gen và tri thức truyền thống gắn với nguồn gen, sử dụng các lợi ích được chia sẻ từ việc tiếp cận nguồn gen do Nhà nước quản lý, tri thức truyền thống về nguồn gen;

+ Lập danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học;

- Lập, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền danh mục, chương trình bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

+ Tổ chức biên soạn Sách Đỏ Việt Nam;

+ Hướng dẫn việc bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn;

+ Lập danh mục loài ngoại lai xâm hại;

+ Hướng dẫn, đánh giá khả năng xâm hại của loài ngoại lai đối với môi trường và đa dạng sinh học;

- Hướng dẫn, xây dựng và thực hiện các chương trình điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, kiểm kê về đa dạng sinh học;

+ Chỉ đạo xây dựng và thống nhất quản lý số liệu quan trắc về đa dạng sinh học;

+ Chủ trì lập và công bố báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học;

+ Hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương điều tra, lập báo cáo về đa dạng sinh học;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện hoạt động đăng ký, công nhận, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên không bao gồm chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Làm đầu mối quốc gia thực hiện các điều ước quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn việc lập hồ sơ đề cử công nhận và quản lý các khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, vườn di sản của ASEAN, khu Dự trữ sinh quyển thế giới và các di sản thiên nhiên khác được tổ chức quốc tế công nhận theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn?
Pháp luật
Ngoài đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn quản lý những lĩnh vực nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về hoạt động lấn biển theo quy định?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án đầu tư đúng không?
Pháp luật
Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải môi trường nước mặt đối với sông, hồ trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt phải không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thời hạn lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là bao lâu?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu phòng Thanh tra? Có phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tài nguyên và Môi trường
455 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Tài nguyên và Môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào