Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm tính ổn định giống ngô như thế nào? Phương pháp đánh giá khi khảo nghiệm tính ổn định giống ngô như thế nào?
- Khi khảo nghiệm tính ổn định giống ngô, khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm được quy định như thế nào? Thời gian gửi giống khảo nghiệm tối thiểu bao nhiêu ngày?
- Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm tính ổn định giống ngô như thế nào? Bố trí bao nhiêu điểm khảo nghiệm?
- Phương pháp đánh giá khi khảo nghiệm tính ổn định giống ngô như thế nào?
Khi khảo nghiệm tính ổn định giống ngô, khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm được quy định như thế nào? Thời gian gửi giống khảo nghiệm tối thiểu bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Yêu cầu về khảo nghiệm
...
4.3 Vật liệu khảo nghiệm
4.3.1 Giống khảo nghiệm
4.3.1.1 Khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm
Phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:
Dòng tự phối: 1500 hạt/dòng;
Giống thụ phấn tự do và giống lai: 1 kg/giống.
Mẫu lưu được bảo quản tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định tại 4.1.
4.3.1.2 Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm
Đảm bảo tối thiểu tương đương với cấp xác nhận đối với giống thụ phấn tự do hoặc chất lượng hạt lai F1 đối với ngô lai theo quy định hiện hành (ngoại trừ chỉ tiêu hạt khác giống).
Giống gửi khảo nghiệm không được xử lý bằng bất kỳ hình thức nào, trừ khi tổ chức khảo nghiệm yêu cầu và phải ghi lại đầy đủ thông tin trong quá trình xử lý.
4.3.1.3 Thời gian gửi giống khảo nghiệm
Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B.
Theo đó, khối lượng mẫu hạt giống gửi khảo nghiệm tính ổn định phải đảm bảo đủ cho khảo nghiệm và lưu mẫu tối thiểu như sau:
- Dòng tự phối: 1500 hạt/dòng;
- Giống thụ phấn tự do và giống lai: 1 kg/giống.
Mẫu lưu được bảo quản tại tổ chức khảo nghiệm trong điều kiện theo quy định.
Tổ chức, cá nhân gửi giống khảo nghiệm trước thời vụ gieo trồng tối thiểu 20 ngày. Khi gửi giống phải có tờ khai theo quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021.
Khảo nghiệm tính ổn định giống ngô (Hình từ Internet)
Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm tính ổn định giống ngô như thế nào? Bố trí bao nhiêu điểm khảo nghiệm?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
5.1 Cách tiến hành
5.1.1 Thời gian khảo nghiệm
Tối thiểu 2 vụ có điều kiện tương tự.
5.1.2 Điểm khảo nghiệm
Bố trí 1 điểm khảo nghiệm, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.
5.1.3 Bố trí thí nghiệm
Diện tích ô thí nghiệm cho 1 giống khảo nghiệm là 28 m2 (2 lần nhắc lại).
Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại:
- Đối với các dòng tự phối: trồng 2 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm;
- Đối với giống thụ phấn tự do và giống lai: Trồng 4 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm.
5.1.4 Các biện pháp kỹ thuật
Áp dụng theo TCVN 13381-2: 2021
Như vậy, bố trí 1 điểm khảo nghiệm tính ổn định giống ngô, nếu có tính trạng không thể đánh giá được ở điểm đó thì có thể bố trí thêm một điểm bổ sung.
Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm tính ổn định giống ngô như sau:
- Diện tích ô thí nghiệm cho 1 giống khảo nghiệm là 28 m2 (2 lần nhắc lại).
- Thí nghiệm được bố trí tối thiểu 2 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại:
+ Đối với các dòng tự phối: trồng 2 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm;
+ Đối với giống thụ phấn tự do và giống lai: Trồng 4 hàng, mỗi hàng 15 cây, khoảng cách gieo: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 35 cm.
Phương pháp đánh giá khi khảo nghiệm tính ổn định giống ngô như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.2.4 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13382-2:2021 quy định như sau:
Phương pháp khảo nghiệm
...
5.2 Phương pháp đánh giá
..
5.2.4 Đánh giá tính ổn định
Tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định như sau:
Đối với dòng tự phối hoặc giống thụ phấn tự do: Trồng thế hệ tiếp theo hoặc gieo hạt mới, giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ trước đó.
Đối với giống lai: gieo hạt của giống lai đó từ mẫu lưu hoặc đánh giá tính đồng nhất và tính ổn định của dòng bố mẹ.
Như vậy, tính ổn định của giống được đánh giá thông qua tính đồng nhất, một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ khảo nghiệm.
Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?