Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại trong các trường hợp nào?
- Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại trong các trường hợp nào?
- Có bao nhiêu biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam?
- Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại được quy định thế nào?
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại trong các trường hợp nào?
Theo Điều 71 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về các trường hợp chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại như sau:
Chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tự nguyện rút hồ sơ;
2. Kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra xác định không có thiệt hại hoặc không đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
3. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra có một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp hoặc không nhập khẩu quá mức;
b) Không có thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật này;
c) Không có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp, nhập khẩu quá mức với thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
4. Cơ quan điều tra đạt được thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước có hàng hóa bị cáo buộc được trợ cấp nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam về dỡ bỏ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tự nguyện rút hồ sơ;
- Kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra xác định không có thiệt hại hoặc không đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
- Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra có một trong các nội dung sau đây:
+ Hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp hoặc không nhập khẩu quá mức;
+ Không có thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Ðiều 69 Luật Quản lý ngoại thương 2017;
+ Không có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp, nhập khẩu quá mức với thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;
- Cơ quan điều tra đạt được thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước có hàng hóa bị cáo buộc được trợ cấp nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam về dỡ bỏ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
Có bao nhiêu biện pháp phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
2. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra, hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Như vậy, các biện pháp phòng vệ thương mại hiện nay được áp dụng bao gồm:
- Biện pháp chống bán phá giá;
- Biện pháp chống trợ cấp;
- Biện pháp tự vệ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại trong các trường hợp nào? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại được quy định thế nào?
Theo Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại như sau:
Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại
1. Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.
3. Thời hạn điều tra được quy định như sau:
a) Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được kết thúc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng;
b) Việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ được kết thúc trong thời gian 09 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 12 tháng.
4. Việc tham vấn trong quá trình điều tra được thực hiện như sau:
a) Trong quá trình điều tra, các bên liên quan trong vụ việc điều tra được quyền trình bày bằng văn bản với Cơ quan điều tra các thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra;
b) Cơ quan điều tra có trách nhiệm tạo cơ hội tham vấn cho các bên liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Trước khi công bố kết luận điều tra cuối cùng, Cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn công khai nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.
5. Trách nhiệm thông báo được quy định như sau:
a) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho Chính phủ của nước có tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu có liên quan và các bên liên quan khác về việc tiến hành điều tra;
b) Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo công khai kết luận điều tra sơ bộ, kết luận điều tra cuối cùng, chấp thuận cam kết cũng như việc chấm dứt điều tra tới các bên liên quan trong vụ việc điều tra;
c) Cơ quan điều tra thực hiện các nghĩa vụ thông báo khác theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?