Bộ trưởng Bộ Nội vụ có được quyền ký văn bản quyết định về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức hay không?
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ có được quyền ký văn bản quyết định về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức hay không?
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ủy quyền Thứ trưởng ký các văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong trường hợp nào?
- Chánh Văn phòng Bộ không được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Nội vụ các văn bản hành chính nào?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có được quyền ký văn bản quyết định về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản của Bộ trưởng, Thứ trưởng và Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ
1. Bộ trưởng ký các văn bản sau:
...
đ) Quyết định giao kế hoạch dự toán thu, chi ngân sách hàng năm cho các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo quy định;
e) Văn bản uỷ quyền cho Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Vụ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng;
Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Khi đã được Bộ trưởng uỷ quyền bằng văn bản thì được ký thừa uỷ quyền (TUQ) và được dùng con dấu của Bộ.
g) Các quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng ngạch, chuyển ngạch công chức, viên chức, đi công tác, học tập trong nước, ngoài nước đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật (trừ những đối tượng Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phân cấp cho Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quyết định theo quy định của pháp luật).
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ được quyền ký các quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trừ những đối tượng Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phân cấp cho Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ quyết định theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có được quyền ký văn bản quyết định về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức hay không? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ủy quyền Thứ trưởng ký các văn bản thuộc thẩm quyền của mình trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản của Bộ trưởng, Thứ trưởng và Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ
...
2. Bộ trưởng giao cho các Thứ trưởng ký thay (KT) các văn bản sau:
...
b) Một số văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thuộc lĩnh vực hoặc khối phụ trách theo sự phân công cụ thể của Bộ trưởng;
c) Đối với những văn bản báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban và các Ban của Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực các Ban Chỉ đạo Trung ương, các Hội đồng Trung ương, Thường trực các Hội đồng Trung ương phải báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng trước khi ký.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của Bộ ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, trừ các văn bản Bộ trưởng phải ký trực tiếp theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
...
Như vậy, khi Bộ trưởng vắng mặt thì Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của Bộ ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
Trừ các văn bản Bộ trưởng phải ký trực tiếp theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Chánh Văn phòng Bộ không được ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Nội vụ các văn bản hành chính nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 quy định như sau:
Thẩm quyền ký văn bản của Bộ trưởng, Thứ trưởng và Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ
...
3. Bộ trưởng giao Chánh Văn phòng Bộ, Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ ký thừa lệnh (TL) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh các văn bản theo quy định tại các quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ và theo từng văn bản cụ thể.
...
b) Không được ký thừa lệnh (TL) Bộ trưởng các văn bản hành chính có nội dung mang tính quy phạm pháp luật, quyết định hành chính hoặc sự chỉ đạo bắt buộc thực hiện nếu không được ủy quyền của Bộ trưởng;
c) Trừ những trường hợp đã được phân công hoặc ủy quyền bằng văn bản của Bộ trưởng, các trường hợp ký thay, ký thừa lệnh phải có sự ủy quyền hoặc lệnh cụ thể của Bộ trưởng. Sau khi văn bản được ký phải báo cáo Bộ trưởng.
...
Như vậy, Chánh Văn phòng Bộ không được ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản hành chính có nội dung mang tính quy phạm pháp luật, quyết định hành chính hoặc sự chỉ đạo bắt buộc thực hiện nếu không được ủy quyền của Bộ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?