Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ thuộc thẩm quyền cấp dưới hay không?
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ thuộc thẩm quyền cấp dưới hay không?
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi giải quyết tố cáo có trách nhiệm như thế nào đối với người được bảo vệ?
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân và nội dung quản lý gồm những gì?
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ thuộc thẩm quyền cấp dưới hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 28/2019/NĐ-CP về thẩm quyền giải quyết tố cáo trong việc thực hiện công vụ như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ
...
6. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm các tổng cục, Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Cục trưởng và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng có thẩm quyền:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc và quân nhân do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc do mình quản lý trực tiếp.
7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền:
a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức, quân nhân do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
b) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ do mình quản lý trực tiếp;
c) Giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của cấp dưới khi xét thấy cần thiết.
Như vậy, khi xét thấy cần thiết thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ thuộc thẩm quyền của cấp dưới do mình quản lý trực tiếp.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ đối với:
- Người chỉ huy cơ quan, đơn vị, tổ chức, quân nhân do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ do mình quản lý trực tiếp.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ thuộc thẩm quyền cấp dưới hay không? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi giải quyết tố cáo có trách nhiệm như thế nào đối với người được bảo vệ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 28/2019/NĐ-CP về việc áp dụng biện pháp bảo vệ như sau:
Thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 6 Nghị định này có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
2. Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
3. Cơ quan Bảo vệ an ninh các cấp trong Quân đội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương, các tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
4. Cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
Như vậy, khi giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phải bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân và nội dung quản lý gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2019/NĐ-CP về quản lý công tác giải quyết tố cáo trong quân đội nhân dân thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của mình.
- Nội dung công tác quản lý giải quyết tố cáo gồm:
+ Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo;
+ Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giải quyết tố cáo;
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tố cáo;
+ Thực hiện việc giải quyết tố cáo theo thẩm quyền;
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tố cáo đối với người đứng đầu về hành chính quân sự của cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?