Bộ trưởng Bộ Tư pháp có những quyền gì khi đánh giá công chức và người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ?
- Ai là người quản lý toàn diện về chủ trương, phát triển đội ngũ công chức, người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp?
- Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tiêu chuẩn nghiệp vụ, vị trí việc làm, biên chế công chức, người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ như thế nào?
- Về đánh giá công chức và người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có những quyền gì?
Ai là người quản lý toàn diện về chủ trương, phát triển đội ngũ công chức, người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-BTP năm 2017 quy định như sau:
Thẩm quyền của Bộ trưởng
Bộ trưởng quản lý toàn diện về chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ và quyết định các nội dung cụ thể như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, chính sách đối với công chức thuộc ngành, lĩnh vực đặc thù của Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý toàn diện về chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ công chức, người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tiêu chuẩn nghiệp vụ, vị trí việc làm, biên chế công chức, người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-BTP năm 2017 quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, vị trí việc làm, biên chế, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác, cho chuyển công tác, cho thôi việc đối với công chức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định:
- Quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ;
Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Phòng của các đơn vị thuộc Bộ phù hợp với quy định của Đảng, Nhà nước và yêu cầu công tác của Bộ Tư pháp;
- Hướng dẫn chi tiết danh mục vị trí việc làm; quản lý cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu, số lượng người lao động đối với các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ;
- Giao chỉ tiêu biên chế hàng năm cho các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao;
- Phê duyệt chủ trương, kế hoạch, kết quả tuyển dụng, tiếp nhận công chức, tiếp nhận vào công chức không qua thi tuyển (sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ);
Quyết định tuyển dụng, tiếp nhận công chức đối với các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ; phê duyệt chủ trương ký, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động tại đơn vị do Bộ trưởng phụ trách;
- Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức giữa các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, từ cơ quan thi hành án dân sự đến đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, từ đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ sang đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ hoặc đến cơ quan thi hành án dân sự hoặc luân chuyển đến các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ;
Quyết định điều động, luân chuyển đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trong nội bộ đơn vị thuộc khối Văn phòng Bộ do Bộ trưởng phụ trách;
- Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, cho thôi chức vụ đối với Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của đơn vị thuộc khối Văn phòng Bộ do Bộ trưởng phụ trách;
Quyết định quy hoạch đối với Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của Cục do Bộ trưởng phụ trách;
- Quyết định cho chuyển công tác đối với công chức các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ sang các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ;
- Cho thôi việc đối với công chức từ chuyên viên trở lên của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ.
Về đánh giá công chức và người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có những quyền gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Quy chế phân công, phân cấp quản lý công chức và người lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ Tư pháp Ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-BTP năm 2017 quy định như sau:
Thẩm quyền của Bộ trưởng
...
3. Về đánh giá công chức:
a) Ban hành các tiêu chí chi tiết về đánh giá, phân loại công chức và người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ;
b) Đánh giá công chức hàng năm đối với Vụ trưởng và tương đương của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ;
c) Đánh giá công chức đối với Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ.
Như vậy, về đánh giá công chức, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền:
- Ban hành các tiêu chí chi tiết về đánh giá, phân loại công chức và người lao động của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ;
- Đánh giá công chức hàng năm đối với Vụ trưởng và tương đương của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ;
- Đánh giá công chức đối với Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương của các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức ngoài Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?