Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là ai và chịu trách quản lý của cơ quan nào? Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là ai và chịu trách quản lý của ai? Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ được quy định như thế nào?

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là ai và chịu trách quản lý của ai?

Theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức chính phủ 2015 quy định về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ như sau:

"Điều 32. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc."

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là ai và chịu trách quản lý của cơ quan nào? Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?

Về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, căn cứ theo Điều 37 Luật Tổ chức chính phủ 2015 quy định như sau:

- Chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ, cơ quan ngang bộ; về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

- Thực hiện báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; giải trình, trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ được quy định như thế nào?

Theo Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ như sau:

"Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
3. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
5. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
6. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng cục trưởng và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và phòng thuộc vụ (nếu có), phòng thuộc Thanh tra Bộ, phòng thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật.
Quyết định việc phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
9. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
10. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
11. Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao."
Bộ trưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đối với cuộc họp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì Chánh Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Bộ trưởng làm việc theo chế độ, quy chế làm việc như thế nào? Bộ trưởng với tư cách là thành viên Chính phủ có nhiệm vụ quyền hạn gì?
Pháp luật
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là ai và chịu trách quản lý của cơ quan nào? Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là gì?
Pháp luật
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ có nhiệm vụ quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Bộ trưởng là ai và thực hiện những công việc gì? Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của ai?
Pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ và nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Danh sách các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu cập nhật mới nhất 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ trưởng
16,495 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ trưởng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ trưởng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào