Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có đơn vị trực thuộc tên là trung tâm huấn luyện cơ động hay không?
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có đơn vị trực thuộc tên là trung tâm huấn luyện - cơ động hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 106/2021/NĐ-CP như sau:
Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
a) Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động;
c) Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản này có các đơn vị trực thuộc.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;
b) Cơ quan quy định tại điểm a khoản này có các đơn vị trực thuộc.
3. Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng
a) Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
b) Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần - Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
c) Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.
5. Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng
a) Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định;
b) Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Theo đó, các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động;
Như vậy, có thể thấy rằng trung tâm huấn luyện - cơ động là một trong các đơn vị trực thuộc của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có đơn vị trực thuộc tên là trung tâm huấn luyện - cơ động hay không? (Hình từ Internet)
Vợ của sĩ quan Bộ đội Biên phòng mà không có việc làm thì có được hỗ trợ hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 106/2021/NĐ-CP như sau:
Chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên nếu có nhu cầu chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến ưu tiên giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định.
2. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ngoài được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trong Quân đội còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo.
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng đang có thời gian công tác liên tục từ đủ 05 năm trở lên ở khu vực biên giới đất liền, đảo, quần đảo, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo. Trường hợp chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo được quy định tại nhiều văn bản thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chế độ, chính sách đó.
4. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi làm cán bộ tăng cường xã biên giới nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, hàng tháng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe hàng năm tăng thêm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên được hỗ trợ như sau:
Chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng vợ của sĩ quan Bộ đội Biên phòng mà không có việc làm thì sẽ được hỗ trợ tuy nhiên yêu đầu là sĩ quan phải làm việc 5 năm trở lên.
Nguồn kinh phí cho các ưu đãi cho chiến sĩ Bộ đội Biên phòng do ai chi trả?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 106/2021/NĐ-CP như sau:
Kinh phí đảm bảo chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng
Nguồn kinh phí đảm bảo chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù do ngân sách nhà nước chi trả được bố trí trong dự toán hằng năm của Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, kinh phí đảm bảo chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?