Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì khi phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội?
- Phương thức phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì khi phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội?
- Phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những nội dung gì?
Phương thức phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Quy chế 721/QC-BTP-BLĐTBXH năm 2016 quy định như sau:
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC PHỐI HỢP
...
3. Phương thức phối hợp
a) Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu giải quyết công việc; nếu cần tổ chức họp liên ngành nhằm thống nhất các biện pháp thực hiện nhiệm vụ.
b) Tổ chức hội thảo, tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết.
c) Hàng năm thành lập đoàn công tác liên ngành hoặc theo yêu cầu vụ việc.
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, phương thức phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như sau:
- Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản theo yêu cầu giải quyết công việc; nếu cần tổ chức họp liên ngành nhằm thống nhất các biện pháp thực hiện nhiệm vụ.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn, hội nghị sơ kết, tổng kết.
- Hàng năm thành lập đoàn công tác liên ngành hoặc theo yêu cầu vụ việc.
- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Công tác giải quyết việc nuôi con nuôi (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì khi phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục III Quy chế 721/QC-BTP-BLĐTBXH năm 2016 quy định như sau:
- Chủ trì, làm đầu mối thực hiện Quy chế này. Theo dõi, đánh giá tình hình phối hợp trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.
- Chỉ đạo hướng dẫn địa phương thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ sở trợ giúp xã hội trong việc ưu tiên giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước, trước khi cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
+ Kiểm tra, đôn đốc cơ sở trợ giúp xã hội trong việc cho nhận con nuôi theo đúng quy định của pháp luật.
- Giao Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp thực hiện những nhiệm vụ được giao tại Quy chế này và những nhiệm vụ sau:
+ Thông báo tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài, tình hình hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam khi có yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và các khoản hỗ trợ của cha mẹ nuôi hoặc của Văn phòng con nuôi nước ngoài, nếu có.
+ Xây dựng, chương trình, kế hoạch phối hợp trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi và tổ chức thực hiện.
Phối hợp công tác giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những nội dung gì?
Tại Mục II Quy chế 721/QC-BTP-BLĐTBXH năm 2016 quy định như sau:
- Đôn đốc các địa phương hướng dẫn các cơ sở trợ giúp xã hội đánh giá trẻ em có nhu cầu được nhận làm con nuôi và lập danh sách trẻ em có nhu cầu được nhận làm con nuôi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi và khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
- Hướng dẫn các địa phương, cơ sở trợ giúp xã hội trong việc rà soát và đánh giá năng lực các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố; thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cho cơ sở trợ giúp xã hội, không phân biệt cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập trong việc giải quyết nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác xã hội thuộc các cơ sở trợ giúp xã hội trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi; tổ chức các hội nghị, hội thảo về thực hiện tốt chính sách pháp luật nuôi con nuôi và các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi, về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
- Định kỳ 06 tháng một lần, Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho nhau về tình hình lập danh sách trẻ em có nhu cầu được nhận làm con nuôi và tình hình giải quyết việc nuôi con nuôi trên phạm vi toàn quốc.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, Quy chế phối hợp, nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giải quyết việc nuôi con nuôi đối với trẻ em đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?