Bộ Tư pháp tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật dựa theo nguyên tắc nào?
- Bộ Tư pháp tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật dựa theo nguyên tắc nào?
- Bộ Tư pháp lấy thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ những nguồn nào?
- Cục Kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp lập sổ theo dõi xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản gồm những nội dung nào?
Bộ Tư pháp tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2313/QĐ-BTP năm 2012, có quy định về nguyên tắc tiếp nhận và xử lý thông tin như sau:
Nguyên tắc tiếp nhận và xử lý thông tin
1. Tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện kịp thời, khách quan, đúng pháp luật về kiểm tra văn bản;
2. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; giữa Bộ Tư pháp hoặc Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Cục Kiểm tra văn bản) với cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, cơ quan có văn bản được kiểm tra và các cơ quan khác có liên quan;
3. Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức, cá nhân hoặc báo chí theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tư pháp tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc sau:
- Tiếp nhận và xử lý thông tin được thực hiện kịp thời, khách quan, đúng pháp luật về kiểm tra văn bản;
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; giữa Bộ Tư pháp hoặc Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Cục Kiểm tra văn bản) với cơ quan, tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, cơ quan có văn bản được kiểm tra và các cơ quan khác có liên quan;
- Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức, cá nhân hoặc báo chí theo quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
Bộ Tư pháp tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp lấy thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ những nguồn nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2313/QĐ-BTP năm 2012, có quy định về thông tin và nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Thông tin và nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
1. Thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là thông tin) là các phản ánh về quy định của pháp luật hoặc văn bản được ban hành có dấu hiệu trái với pháp luật hiện hành cần phải được kiểm tra, xử lý.
2. Nguồn thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là nguồn thông tin) gồm:
a) Các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) và cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức Việt Nam.
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp phản ánh hoặc gửi văn bản yêu cầu, kiến nghị (qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử).
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tư pháp lấy thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ những nguồn sau:
- Từ các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) và cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức Việt Nam;
- Từ cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp phản ánh hoặc gửi văn bản yêu cầu, kiến nghị (qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử).
Cục Kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp lập sổ theo dõi xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2313/QĐ-BTP năm 2012, có quy định về sổ theo dõi xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản như sau:
Sổ theo dõi xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản
Sổ theo dõi xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản do Cục Kiểm tra văn bản lập và có những nội dung chủ yếu sau đây: Số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận thông tin; nguồn thông tin; tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin; tên người tiếp nhận thông tin; nội dung thông tin; tên đơn vị, người xử lý thông tin; thông tin thuộc thẩm quyền xem xét, xử lý của Bộ Tư pháp; thông tin không thuộc thẩm quyền xem xét, xử lý của Bộ Tư pháp; thông tin thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị khác thuộc Bộ; nội dung trái pháp luật của văn bản; hình thức xử lý văn bản trái pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp lập sổ theo dõi xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản gồm những nội dung sau:
- Số thứ tự;
- Ngày, tháng, năm nhận thông tin;
- Nguồn thông tin;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin;
- Tên người tiếp nhận thông tin;
- Nội dung thông tin; tên đơn vị, người xử lý thông tin; thông tin thuộc thẩm quyền xem xét, xử lý của Bộ Tư pháp;
- Thông tin không thuộc thẩm quyền xem xét, xử lý của Bộ Tư pháp; thông tin thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị khác thuộc Bộ;
- Nội dung trái pháp luật của văn bản;
- Hình thức xử lý văn bản trái pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?