Bổ túc là gì? Việc thực hiện chương trình bổ túc văn hóa tại trường giáo dưỡng được quy định thế nào?
Bổ túc là gì? Học bổ túc văn hóa cấp 3 có được thi đại học không?
Bổ túc hay học bổ túc có thể hiểu đơn giản chính là hình thức học đặc biệt dành cho các đối tượng không có thời gian, điều kiện,.. tham gia học tại trường công lập hoặc dân lập.
Tuy chương trình học bổ túc không đa dạng như chương trình ở các lớp chính quy, nhưng vẫn cung cấp khối lượng kiến thức đầy đủ ở các môn chính theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc người học bổ túc văn hóa cấp 3 có được thi đại học không được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT như sau:
Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
2. Điều kiện dự thi:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm;
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi ĐKDT), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định;
c) Đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT;
d) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
...
Theo quy định trên, người học bổ túc văn hóa cấp 3 được thi đại học (thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia) nếu đáp ứng được điều kiện quy định.
Bổ túc là gì? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện chương trình bổ túc văn hóa trung học cơ sở tại trường giáo dưỡng được quy định thế nào?
Chương trình bổ túc văn hóa tại trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 08/2006/TTLT-BGDĐT-BCA như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
...
2. Chương trình học văn hóa tại trường giáo dưỡng
a) Đối với giáo dục tiểu học:
Thực hiện chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho những học viên chưa biết chữ hoặc chưa học hết chương trình tiểu học.
b) Đối với giáo dục trung học cơ sở:
Thực hiện chương trình bổ túc trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho những học viên đã có giấy chứng nhận học hết chương trình tiểu học hoặc chưa học hết chương trình trung học cơ sở.
c) Đối với giáo dục trung học phổ thông:
Thực hiện chương trình bổ túc trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành áp dụng cho những học viên đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc chưa học hết chương trình trung học phổ thông.
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường và nhu cầu của học viên quyết định việc tổ chức lớp học theo chương trình bổ túc trung học phổ thông.
...
Theo quy định trên, việc thực hiện chương trình bổ túc trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cho những học viên đã có giấy chứng nhận học hết chương trình tiểu học hoặc chưa học hết chương trình trung học cơ sở.
Hoàn thành chương trình bổ túc văn hóa thì học viên tại trường giáo dưỡng được cấp bằng tốt nghiệp không?
Theo tiểu mục 9, tiểu mục 10 Mục II Thông tư liên tịch 08/2006/TTLT-BGDĐT-BCA thì khi hoàn thành chương trình bổ túc văn hóa, học viên tại trường giáo dưỡng được cấp bằng tốt nghiệp, cụ thể:
- Những học viên hoàn thành chương trình bổ túc trung học cơ sở nếu đủ các điều kiện theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo được xét cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Căn cứ vào kết quả học tập của học viên, trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Những học viên hoàn thành chương trình bổ túc trung học phổ thông nếu đủ các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được dự thi tốt nghiệp và nếu đủ điều kiện tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?