Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc phối hợp công tác với Bộ Quốc phòng để xử lý, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh?

Cho tôi hỏi: Việc phối hợp công tác giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế được thực hiện nhằm mục đích gì? Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc phối hợp công tác với Bộ Quốc phòng để xử lý, khắc phục các sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh? Câu hỏi của anh Tâm từ Hà Nội.

Việc phối hợp công tác giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế được thực hiện nhằm mục đích gì?

Căn cứ Điều 3 Quy chế 162/QCPH-BQP-BYT năm 2015 quy định về mục đích phối hợp như sau:

Mục đích phối hợp
1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc phối hợp, tổ chức các hoạt động liên quan đến công tác quốc phòng, an ninh và y tế, góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế.

Như vậy, theo quy định thì việc phối hợp công tác giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế được thực hiện nhằm mục đích:

(1) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế.

(2) Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc phối hợp, tổ chức các hoạt động liên quan đến công tác quốc phòng, an ninh và y tế, góp phần tham gia phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách an sinh xã hội.

(3) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bảo đảm cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế.

Bộ Y tế có trách nhiệm trong việc phối hợp công tác với Bộ Quốc phòng để xử lý, khắc phục các sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh?

Việc phối hợp công tác giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)

Phối hợp công tác giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 5 Quy chế 162/QCPH-BQP-BYT năm 2015 quy định về nội dung phối hợp như sau:

Nội dung phối hợp
1. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về hoạch định và triển khai thực hiện các đề án về quốc phòng, an ninh gắn với y tế; y tế gắn với quốc phòng, an ninh.
2. Phối hợp xử lý, khắc phục các sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.
3. Triển khai thực hiện công tác kết hợp quân - dân y trên các lĩnh vực truyền thống, chú trọng các khu vực biên giới, biển, đảo, khu vực trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
4. Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực phát triển y tế biển, đảo, gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
5. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; giới thiệu và quản lý sĩ quan biệt phái.
6. Xây dựng, quản lý và chia sẻ dữ liệu thông tin y tế quốc gia; triển khai các đề án công nghệ thông tin trên các lĩnh vực y học và y tế.
7. Trao đổi, cung cấp thông tin và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với lĩnh vực y tế; lĩnh vực y tế gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Như vậy, theo quy định thì nội dung phối hợp công tác giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế bao gồm:

(1) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về hoạch định và triển khai thực hiện các đề án về quốc phòng, an ninh gắn với y tế; y tế gắn với quốc phòng, an ninh.

(2) Phối hợp xử lý, khắc phục các sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh.

(3) Triển khai thực hiện công tác kết hợp quân - dân y trên các lĩnh vực truyền thống, chú trọng các khu vực biên giới, biển, đảo, khu vực trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

(4) Tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến lĩnh vực phát triển y tế biển, đảo, gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

(5) Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; giới thiệu và quản lý sĩ quan biệt phái.

(6) Xây dựng, quản lý và chia sẻ dữ liệu thông tin y tế quốc gia; triển khai các đề án công nghệ thông tin trên các lĩnh vực y học và y tế.

(7) Trao đổi, cung cấp thông tin và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với lĩnh vực y tế; lĩnh vực y tế gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc phối hợp công tác với Bộ Quốc phòng để xử lý, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế 162/QCPH-BQP-BYT năm 2015 quy định về việc phối hợp xử lý, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh như sau:

Phối hợp xử lý, khắc phục các sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh
1. Bộ Y tế có trách nhiệm đề xuất với Bộ Quốc phòng về nhu cầu huy động nhân lực, trang thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất để phục vụ công tác khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất và chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn phối hợp xử lý theo đề nghị của Bộ Y tế.
2. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thông báo với Bộ Y tế và đề nghị phối hợp giải quyết khi có các sự cố, dịch bệnh xảy ra tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Bộ Y tế có trách nhiệm huy động nhân lực, trang thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất để phối hợp khắc phục; chỉ đạo các cơ sở y tế của Bộ và địa phương phối hợp với các đơn vị của Bộ Quốc phòng để xử lý.
...

Như vậy, trong việc phối hợp công tác để xử lý, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh thì Bộ Y tế có trách nhiệm đề xuất với Bộ Quốc phòng về nhu cầu huy động nhân lực, trang thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất để phục vụ công tác xử lý, khắc phục.

Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất và chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn phối hợp xử lý theo đề nghị của Bộ Y tế.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Bộ máy hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Pháp luật
Xả lũ là gì? Tại sao phải xả lũ thủy điện? Lệnh đóng cửa xả lũ lúc 12h ngày 10/9 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy điện nào?
Pháp luật
Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?
Pháp luật
Bão krathon có vào Việt Nam không? Bão krathon vào Biển Đông khi nào? Bão krathon mạnh cấp bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
1,686 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai Bộ máy hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai Xem toàn bộ văn bản về Bộ máy hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào