Bói bài Tarot là gì? Bói bài Tarot có bị xử phạt hành chính không? Hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Bói bài Tarot là gì?
"Bói bài Tarot" là một hình thức sử dụng bộ bài Tarot để dự đoán tương lai và đưa ra những lời khuyên, tư vấn cho người cần giải đáp các vấn đề trong cuộc sống.
Thông qua việc phân tích và giải mã ý nghĩa của từng lá bài, người thực hiện có thể tìm hiểu sâu về những khía cạnh cụ thể của người cần tư vấn. Mỗi lá bài trong bộ Tarot chứa đựng những biểu tượng, hình ảnh và ngụ ý riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của tâm lý, tình cảm, công việc, mối quan hệ và cả sự phát triển cá nhân.
Khác với các hình thức dự đoán khác như tử vi dựa vào 12 cung hoàng đạo hay tứ trụ để nhìn vào tương lai xa, bói bài Tarot chủ yếu tập trung vào những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai gần.
Bói bài Tarot tập trung hơn vào những sự kiện ngắn hạn, thường nằm trong khoảng từ vài tuần đến vài tháng tới. Điều này cho phép người xem nhanh chóng nhận biết và nắm bắt được xu hướng phát triển của những tình huống hiện tại.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bói bài Tarot là gì? Bói bài Tarot có bị xử phạt hành chính không? Hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? (Hình từ Internet)
Bói bài Tarot có bị xử phạt hành chính không?
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Theo đó, hành vi bói bài Tarot có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức thì được xác định là hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP.
Căn cứ theo điểm đ khoản 7 và khoản 8 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ - CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội:
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Mức phạt tiền được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, cá nhân tổ chức hoạt động mê tín dị đoan (bói bài Tarot có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức) có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, người tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội cũng có thể chịu phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định nêu trên.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?