Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định như thế nào? Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bù đắp bằng nguồn vay nào?
Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
2. Cam kết bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước là sự chấp thuận theo quy định của pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bố trí dự toán chi năm sau hoặc các năm sau cho chương trình, dự án, nhiệm vụ.
...
Như vậy, bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.
Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định như thế nào? Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bù đắp bằng nguồn vay nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh và nguồn bù đắp bội chi?
Căn cứ vào điểm b khoản 9 Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước 2015 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
...
8. Quyết định danh mục các chương trình, dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước của ngân sách cấp mình; quyết định chương trình, dự án đầu tư quan trọng của địa phương được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
9. Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này còn có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm gồm các nội dung: mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của kế hoạch tài chính 05 năm; khả năng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương, bội chi ngân sách địa phương và giới hạn mức vay của ngân sách địa phương; giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch;
b) Bội chi ngân sách địa phương và nguồn bù đắp bội chi ngân sách địa phương hằng năm;
c) Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này;
d) Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương;
đ) Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh và nguồn bù đắp bội chi ngân sách địa phương.
Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bù đắp bằng nguồn vay nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 7 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
...
3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.
4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.
5. Bội chi ngân sách địa phương:
a) Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
c) Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bù đắp bằng nguồn vay sau đây:
- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
- Vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại;
- Các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?