Bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố được thực hiện khi nào? Nội dung của chương trình sẽ được biên soạn ra sao?
Bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải biên soạn nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm:
a) Quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước về phòng, chống khủng bố;
b) Biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố;
c) Kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ phòng, chống khủng bố;
d) Kiến thức về hệ thống cơ quan thực hiện và tham gia phòng, chống khủng bố của Việt Nam và các nước trên thế giới;
đ) Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống khủng bố.
2. Công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố được thực hiện hàng năm.
3. Phòng, chống khủng bố là nội dung, học phần đào tạo chính thức của các trường, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
4. Tùy từng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải biên soạn nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm:
+ Quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước về phòng, chống khủng bố;
+ Biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố;
+ Kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ phòng, chống khủng bố;
+ Kiến thức về hệ thống cơ quan thực hiện và tham gia phòng, chống khủng bố của Việt Nam và các nước trên thế giới;
+ Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống khủng bố.
- Công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố được thực hiện hàng năm.
- Phòng, chống khủng bố là nội dung, học phần đào tạo chính thức của các trường, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
- Tùy từng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố sẽ được thực hiện hằng năm.
Bồi dưỡng cán bộ (Hình từ Internet)
Nội dung của chương trình bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố sẽ được biên soạn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Yêu cầu đối với việc biên soạn nội dung, chương trình, tài liệu
1. Nội dung, chương trình, tài liệu biên soạn phải phù hợp với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và thực hiện công tác phòng, chống khủng bố.
2. Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận, thực tiễn và kỹ năng thực hành.
Như vậy, nội dung của chương trình bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố sẽ được biên soạn phù hợp với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và thực hiện công tác phòng, chống khủng bố.
Bên cạnh đó, nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận, thực tiễn và kỹ năng thực hành.
Chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố sẽ được cấp khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Cấp văn bằng đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng
1. Việc cấp văn bằng đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sau khi cán bộ hoàn thành chương trình bồi dưỡng về công tác phòng, chống khủng bố thì được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng công tác phòng, chống khủng bố; thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng ký và cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng công tác phòng, chống khủng bố.
Như vậy, chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố được cấp khi cán bộ hoàn thành chương trình bồi dưỡng về công tác phòng, chống khủng bố.
Bên cạnh đó thì thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng ký và cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng công tác phòng, chống khủng bố.
Việc cấp văn bằng đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?