Bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất phải được bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ như thế nào mới đúng?

Mình muốn hỏi về quy định bảo dưỡng bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất hiện nay thực hiện như thế nào? Doanh nghiệp phải làm báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng đối với máy bơm chữa cháy và các phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác?

Bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất phải được bảo dưỡng thường xuyên như thế nào?

Về bảo dưỡng bơm chữa cháy thường xuyên là phải thực hiện hằng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cụ thể theo quy định tại Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

"Điều 7. Bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên
1. Thực hiện hằng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi lần sử dụng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và do người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện.
2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng cụ thể đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI, VII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kết thúc việc bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên, người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này."

Về nội dung bảo dưỡng hằng ngày đối với bơm chữa cháy được quy định cụ thể tại Tiểu mục 3 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

"II. Bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới hằng ngày
...
3. Máy bơm chữa cháy
a) Vệ sinh, làm sạch bề mặt các chi tiết máy, hệ thống bơm chữa cháy và các van hút, phun nước, van luân lưu làm mát....
b) Bắt chặt các bộ phận, các mối liên kết, các chi tiết, các đầu dây điện.
c) Bắt chặt bình điện với giá đỡ, bắt chặt các cực của ắc quy, sạc lại bình ắc quy ngay sau mỗi lần sử dụng (đối với ắc quy không nạp điện trực tiếp từ động cơ).
d) Bổ sung dầu bôi trơn cho bơm gây chân không (nếu có) bằng dầu phù hợp trong và sau khi sử dụng."

Bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất phải được bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ như thế nào mới đúng?

Bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất phải được bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ như thế nào mới đúng? (Hình từ internet)

Bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất phải được bảo dưỡng định kỳ như thế nào?

Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện theo Điều 8 Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

"Điều 8. Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ
1. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm tại nơi quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc cơ sở bảo dưỡng theo đúng quy định của nhà sản xuất và do thợ máy, kỹ thuật viên, người đã được đào tạo thực hiện;
2. Nội dung bảo quản, bảo dưỡng: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế tại cơ sở để có phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
3. Phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sau khi thực hiện bảo quản, bảo dưỡng định kỳ phải được người được giao quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đánh giá, xác nhận và ghi đầy đủ vào sổ theo dõi phương tiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này."

Như vậy việc bảo dưỡng bơm chữa cháy định kỳ được thực hiện định kỳ hằng tháng, hằng quý và hằng năm với các nội dung:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện, tổ chức đánh giá chi tiết chất lượng phương tiện, áp dụng quy định của nhà sản xuất về cấp bảo dưỡng, sửa chữa và tình hình thực tế tại cơ sở

- Lập phương án bảo quản, bảo dưỡng phù hợp đối với từng loại phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phù hợp với kết quả kiểm tra.

Doanh nghiệp phải làm báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng đối với máy bơm chữa cháy và các phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác?

Về nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

"Điều 10. Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Định kỳ vào cuối tháng 11 hằng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải thống kê, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo các nội dung cơ bản sau:
a) Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng (số lượng, chất lượng, chủng loại, nội dung bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã trang bị);
b) Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
c) Đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ."

Vậy đối với các doanh nghiệp có trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy bao gồm cả bơm chữa cháy vào định kỳ cuối tháng 11 hằng năm sẽ phải thực hiện thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy với các nội dung như trên.

Bơm chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bơm chữa cháy cho doanh nghiệp sản xuất phải được bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ như thế nào mới đúng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bơm chữa cháy
1,191 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bơm chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bơm chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào