Bổn phận của trẻ em đối với gia đình; nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác được quy định như thế nào?

Tôi đang tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bổn phận của trẻ em, cụ thể là Pháp luật quy định như thế nào về bổn phận của trẻ em đối với gia đình; nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; cộng đồng, xã hội; quê hương, đất nước và bản thân? Có thể tư vấn cụ thể từng vấn đề này giúp tôi với được không? Tôi xin chân thành cám ơn.

Bổn phận của trẻ em

Bổn phận của trẻ em

Bổn phận của trẻ em đối với gia đình

Theo Điều 37 Luật Trẻ em 2016 quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình như sau:

- Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.

- Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.

Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

Và tại Điều 38 Luật Trẻ em 2016 quy định bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác, cụ thể:

- Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

- Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.

- Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

Điều 39 Luật Trẻ em 2016 quy định bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội

- Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.

- Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.

- Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

Điều 40 Luật Trẻ em 2016 quy định bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

- Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

Bổn phận của trẻ em với bản thân

Điều 41 Luật Trẻ em 2016 quy định bổn phận của trẻ em với bản thân

- Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân.

- Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.

- Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.

- Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

- Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

Như vậy, trên đây là các quy định liên quan đến bổn phận của trẻ em đối với gia đình; nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; cộng đồng, xã hội; quê hương, đất nước và đối với bản thân được quy định cụ thể trong Luật Trẻ em 2016.

Bổn phận của trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bổn phận của trẻ em đối với gia đình là gì?
Pháp luật
Bổn phận của trẻ em đối với gia đình; nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bổn phận của trẻ em
33,104 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bổn phận của trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bổn phận của trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào