Bóng cười là gì? Doanh nghiệp sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian đình chỉ hoạt động thì bị phạt như thế nào?
- Bóng cười là gì?
- Doanh nghiệp sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian bị đình chỉ hoạt động thì bị phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động là bao lâu?
Bóng cười là gì?
Bóng cười là loại bóng sử dụng hợp chất hóa học dinitơ monoxide (khí N2O) để bơm đầy. Khí N2O còn gọi là khí gây cười hay khí vui. Loại khí này không có vị, tuy nhiên lại kích thích não bộ một cách nhanh chóng khi hít vào gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.
Việc sử dụng thường xuyên N2O có thể gây ra các rối loạn như: cảm giác châm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạn giấc ngủ; các rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp; thiếu máu, thiếu B12...
Và hiện nay bóng cười, cũng như khí N20 trong bóng cười không nằm trong danh mục chất ma túy và tiền chất theo quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP. Có nghĩa là sử dụng bóng cười và khí N2O không bị coi là vi phạm pháp luật liên quan đến các chất ma túy.
N2O là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công Thương, thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp Phụ lục II Nghị định 113/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 2 Nghị định 82/2022/NĐ-CP việc kinh doanh và sản xuất khí N2O nếu không tuân thủ quy định này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
Bóng cười là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian bị đình chỉ hoạt động thì bị phạt thế nào?
Sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thì bị phạt theo khoản 6, điểm b khoản 8 Điều 17 Nghị định 71/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
...
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp mà không có Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hoặc tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Và theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2019/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân thực hiện. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, doanh nghiệp sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đối với tổ chức.
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất bóng cười trái phép cung cấp cho thị trường trong thời gian bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?