Bùn thải trước khi đưa vào xử lý có cần tiến hành phân loại hay không? Có thể tái sử dụng bùn thải sau khi trải qua quá trình xử lý hay không?
Bùn thải trước khi đưa vào xử lý có cần tiến hành phân loại hay không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định về quản lý bùn thải như sau:
"Điều 25. Quản lý bùn thải
1. Bùn thải phải được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi chôn lấp.
2. Bùn thải được phân loại như sau:
a) Theo nguồn gốc bùn thải: Bùn thải từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải) và bùn thải từ bể tự hoại;
b) Theo mức độ ô nhiễm của từng loại bùn thải;
c) Theo ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan."
Theo đó, bùn thải cần được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, giúp góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi chôn lấp.
Việc phân loại bùn thải được thực hiện dựa trên nhiều căn cứ khác nhau.
Việc lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 80/2014/NĐ-CP, căn cứ để lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải được quy định như sau:
"Điều 25. Quản lý bùn thải
[...]
3. Căn cứ để lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải:
a) Xử lý tập trung, phân tán hoặc tại chỗ;
b) Khối lượng bùn phát sinh;
c) Các đặc tính của bùn;
d) Sự ổn định của công nghệ xử lý;
đ) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường; hiệu quả kinh tế - kỹ thuật;
e) Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng;
g) Khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng bùn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, thu hồi nhiệt."
Dựa vào những căn cứ trên, khoản 3 Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BXD quy định một số công nghệ có thể áp dụng khi xử lý bùn thải, bao gồm:
"Điều 2. Quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước
[...]
3. Các công nghệ áp dụng xử lý bùn thải:
a) Chôn lấp;
b) Phân hủy kỵ khí thu hồi khí biogas;
c) Ổn định sinh học trong các hồ chứa và các bãi lọc trồng cây;
d) Ủ phân compost;
đ) Sấy bùn trực tiếp hoặc gián tiếp;
e) Đốt bùn, tái sinh năng lượng và sử dụng tro;
g) Các công nghệ khác."
Căn cứ thành phần, tính chất bùn thải, các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, môi trường và điều kiện cụ thể của địa phương, chủ đầu tư sẽ quyết định lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải phù hợp.
Có thể tái sử dụng bùn thải sau khi trải qua quá trình xử lý hay không?
Có thể tái sử dụng bùn thải sau khi trải qua quá trình xử lý hay không? (Hình từ Internet)
Tại điểm b khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều 25 Nghị định 80/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
"4. Thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải hệ thống thoát nước:
[...]
b) Việc xử lý và tái sử dụng bùn thải phải tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng bùn thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định về bảo vệ môi trường;
[...]
5. Thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải bể tự hoại:
[...]
d) Việc xử lý bùn thải, tái sử dụng bùn thải bể tự hoại phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường;[...]"
Từ những quy định trên, có thể thấy bùn thải sau khi trải qua quá trình xử lý hoàn toàn có thể tái sử dụng với điều kiện tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng bùn thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định về bảo vệ môi trường.
Cụ thể, tại khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BXD có quy định chi tiết về việc tái sử dụng bùn thải như sau:
"Điều 2. Quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước
[...]
4. Tái sử dụng bùn thải sau xử lý phải:
a) Căn cứ vào nhu cầu thực tế của sản phẩm đầu ra từ nguyên liệu bùn thải;
b) Căn cứ vào các mục đích khác nhau, đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến sản phẩm từ nguyên liệu bùn thải;
c) Xác định tỷ lệ sử dụng bùn thải theo mục đích sử dụng, tiêu chuẩn môi trường đất, hàm lượng kim loại nặng có trong đất, tỷ lệ dư lượng kim loại hàng năm và giá trị giới hạn chất ô nhiễm của bùn thải, lượng và thành phần dinh dưỡng cây trồng hấp thụ.
5. Chất lượng bùn thải sau xử lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan bao gồm:
a) Quy định về mùi;
b) Quy định về chỉ tiêu lý hóa và dinh dưỡng (pH, hàm lượng nước, tổng thành phần dinh dưỡng và các chất hữu cơ, phốt pho, kali);
c) Quy định về chỉ tiêu an toàn theo giá trị giới hạn ô nhiễm và an toàn phòng dịch vệ sinh;
d) Quy định về giới hạn nồng độ ô nhiễm theo giá trị giới hạn kim loại nặng trong bùn thải (tổng crom, asen, niken, kẽm, đồng, thủy ngân, catmi, kiềm...) và chất ô nhiễm hữu cơ;
đ) Quy định về an toàn vệ sinh phòng dịch theo giá trị giới hạn các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình sử dụng bùn thải;
e) Quy định về lấy mẫu, kiểm tra, giám sát."
Như vậy, đối với bùn thải được gom từ hệ thống thoát nước, pháp luật hiện hành đã có những quy định về việc quản lý, xử lý và tái sử dụng cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?
- Một số bài vè chúc Tết, thơ chúc Tết Nguyên đán cho trẻ em hay, dễ thuộc? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?