Bùn thải từ hệ thống thoát nước được phân loại như thế nào? Việc xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước gồm những nội dung nào?
Bùn thải từ hệ thống thoát nước được phân loại như thế nào?
Bùn thải từ hệ thống thoát nước được phân loại theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 80/2014/NĐ-CP như sau:
Quản lý bùn thải
1. Bùn thải phải được phân loại để quản lý và lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp, góp phần giảm chi phí vận chuyển, chi phí xử lý và thuận tiện trong quản lý, vận hành bãi chôn lấp.
2. Bùn thải được phân loại như sau:
a) Theo nguồn gốc bùn thải: Bùn thải từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải) và bùn thải từ bể tự hoại;
b) Theo mức độ ô nhiễm của từng loại bùn thải;
c) Theo ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
3. Căn cứ để lựa chọn công nghệ xử lý bùn thải:
a) Xử lý tập trung, phân tán hoặc tại chỗ;
b) Khối lượng bùn phát sinh;
c) Các đặc tính của bùn;
d) Sự ổn định của công nghệ xử lý;
đ) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường; hiệu quả kinh tế - kỹ thuật;
e) Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng;
g) Khuyến khích áp dụng công nghệ tái sử dụng bùn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, thu hồi nhiệt.
…
Như vậy, theo quy định trên thì bùn thải từ hệ thống thoát nước được phân loại như sau:
- Theo nguồn gốc bùn thải: Bùn thải từ hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và nhà máy xử lý nước thải) và bùn thải từ bể tự hoại;
- Theo mức độ ô nhiễm của từng loại bùn thải;
- Theo ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
Bùn thải từ hệ thống thoát nước được phân loại như thế nào? Việc xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước gồm những nội dung nào?
Việc xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước gồm những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BXD như sau:
Quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước
1. Các phương án xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước:
a) Xử lý bùn thải tại các trạm/nhà máy xử lý nước thải có khu xử lý bùn thải trong phạm vi nhà máy.
b) Xử lý bùn thải tại các khu xử lý bùn thải hoặc tại các cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị thoát nước căn cứ vào khối lượng bùn thải cần phải xử lý, vị trí khu xử lý/cơ sở xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý và các điều kiện kinh tế - kỹ thuật của địa phương để lựa chọn phương án xử lý bùn thải cho phù hợp.
2. Xử lý bùn thải hệ thống thoát nước bao gồm các nội dung như sau:
a) Tách nước sơ bộ, ổn định bùn thải, khử các chất hữu cơ dễ gây thối rữa;
b) Xử lý sơ bộ bùn thải, tăng cường khả năng nhả nước của bùn thải;
c) Làm khô bùn thải;
d) Vận chuyển bùn thải, khử độc bùn thải;
đ) Sử dụng lại bùn thải cho các mục đích khác nhau;
e) Xử lý bùn, nước bùn thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc xử lý bùn thải từ hệ thống thoát nước gồm những nội dung sau:
- Tách nước sơ bộ, ổn định bùn thải, khử các chất hữu cơ dễ gây thối rữa;
- Xử lý sơ bộ bùn thải, tăng cường khả năng nhả nước của bùn thải;
- Làm khô bùn thải;
- Vận chuyển bùn thải, khử độc bùn thải;
- Sử dụng lại bùn thải cho các mục đích khác nhau;
- Xử lý bùn, nước bùn thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định.
Chất lượng bùn thải từ hệ thống thoát nước sau khi xử lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn nào?
Chất lượng bùn thải từ hệ thống thoát nước sau khi xử lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 04/2015/TT-BXD như sau:
Quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước
…
5. Chất lượng bùn thải sau xử lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan bao gồm:
a) Quy định về mùi;
b) Quy định về chỉ tiêu lý hóa và dinh dưỡng (pH, hàm lượng nước, tổng thành phần dinh dưỡng và các chất hữu cơ, phốt pho, kali);
c) Quy định về chỉ tiêu an toàn theo giá trị giới hạn ô nhiễm và an toàn phòng dịch vệ sinh;
d) Quy định về giới hạn nồng độ ô nhiễm theo giá trị giới hạn kim loại nặng trong bùn thải (tổng crom, asen, niken, kẽm, đồng, thủy ngân, catmi, kiềm...) và chất ô nhiễm hữu cơ;
đ) Quy định về an toàn vệ sinh phòng dịch theo giá trị giới hạn các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình sử dụng bùn thải;
e) Quy định về lấy mẫu, kiểm tra, giám sát.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chất lượng bùn thải từ hệ thống thoát nước sau khi xử lý phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật có liên quan như sau:
- Quy định về mùi;
- Quy định về chỉ tiêu lý hóa và dinh dưỡng (pH, hàm lượng nước, tổng thành phần dinh dưỡng và các chất hữu cơ, phốt pho, kali);
- Quy định về chỉ tiêu an toàn theo giá trị giới hạn ô nhiễm và an toàn phòng dịch vệ sinh;
- Quy định về giới hạn nồng độ ô nhiễm theo giá trị giới hạn kim loại nặng trong bùn thải (tổng crom, asen, niken, kẽm, đồng, thủy ngân, catmi, kiềm...) và chất ô nhiễm hữu cơ;
- Quy định về an toàn vệ sinh phòng dịch theo giá trị giới hạn các vi khuẩn gây bệnh trong quá trình sử dụng bùn thải;
- Quy định về lấy mẫu, kiểm tra, giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?