Bước kỹ thuật thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng ra sao? Phẫu thuật xong thì người bệnh bị nhiễm trùng thì xử lý ra sao?
Bước kỹ thuật thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng ra sao?
Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục V Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng do huyết khối ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG - ĐỘNG MẠCH TẠNG
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo quy định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).
2. Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Vô cảm và chuẩn bị người bệnh: Gây mê nội khí quản; theo dõi huyết áp và điện tim. Đặt thông tiểu, thông dạ dày, theo dõi huyết áp liên tục. Đặt đường truyền TM trung ương để theo dõi và bù dịch trong trường hợp cần thiết. Đặt tư thế người bệnh nằm ngửa, có kê gối đệm ngang mũi ức; sát trùng bộc lộ toàn bộ ổ bụng và hai bẹn; trải toan.
- Kỹ thuật:
Mở bụng đường trắng giữa trên và dưới rốn
Đánh giá các tạng trong ổ bụng (khả năng bảo tồn?).
Vén ruột ra khỏi phẫu trường, trong trường hợp đưa ruột ra ngoài ổ bụng cần giữ ấm và chống căng, xoắn cho cuống mạch mạc treo tràng trên.
Bộc lộ ĐMCB: Mở phúc mạc lá thành vị trí dây chằng tá hỗng tràng, lật góc treitz và D4 tá tràng sang phải để bộc lộ ĐMCB sát ĐM thận. Bộc lộ vị trí thay mạch phía dưới phụ thuộc vào hình thái khối phồng hoặc chiều dài mạch bị tắc. Có thể bộc lộ ĐMCB đoạn ngã ba chủ chậu, ĐM chậu gốc, ĐM chậu ngoài hoặc ĐM đùi chung hai bên. (Cần lưu ý tách riêng niệu quản khi bộc lộ ĐM chậu).
Bộc lộ các ĐM tạng sau phúc mạc: ĐM mạc treo tràng trên ở bờ dưới tụy, phía trên D3 tá tràng, ĐM thận 2 bên ở rốn thận hai bên, ĐM thân tạng ở bờ trên của tụy.
Rạch da đùi để lấy TM hiển theo đường đi của TM hiển lớn, có thể rạch liên tục hoặc cách quãng (trong trường hợp bắc cầu bằng TM hiển).
Heparin toàn thân liều 50UI/kg.
Kẹp ĐMCB để làm miệng nối đầu gần (proximal) của mạch nhân tạo hoặc TM hiển vào ĐMCB. Có thể bắc cầu vào ĐM chậu gốc hai bên nếu có tổn thương của ĐMCB.
Làm miệng nối đầu xa (distal) vào các mạch tạng tương ứng nếu cần thiết.
Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết. Khâu lại phúc mạc lá thành.
Lau rửa, xếp ruột.
Đóng các vết mổ, kết thúc phẫu thuật.
Theo đó, quy định về việc thực hiện bước kỹ thuật phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng như sau:
- Vô cảm và chuẩn bị người bệnh
- Kỹ thuật:
Mở bụng đường trắng giữa trên và dưới rốn
Đánh giá các tạng trong ổ bụng (khả năng bảo tồn?).
Vén ruột ra khỏi phẫu trường, trong trường hợp đưa ruột ra ngoài ổ bụng cần giữ ấm và chống căng, xoắn cho cuống mạch mạc treo tràng trên.
Bộc lộ ĐMCB: Mở phúc mạc lá thành vị trí dây chằng tá hỗng tràng, lật góc treitz và D4 tá tràng sang phải để bộc lộ ĐMCB sát ĐM thận.
Bộc lộ vị trí thay mạch phía dưới phụ thuộc vào hình thái khối phồng hoặc chiều dài mạch bị tắc.
Có thể bộc lộ ĐMCB đoạn ngã ba chủ chậu, ĐM chậu gốc, ĐM chậu ngoài hoặc ĐM đùi chung hai bên. (Cần lưu ý tách riêng niệu quản khi bộc lộ ĐM chậu).
Bộc lộ các ĐM tạng sau phúc mạc: ĐM mạc treo tràng trên ở bờ dưới tụy, phía trên D3 tá tràng, ĐM thận 2 bên ở rốn thận hai bên, ĐM thân tạng ở bờ trên của tụy.
Rạch da đùi để lấy TM hiển theo đường đi của TM hiển lớn, có thể rạch liên tục hoặc cách quãng (trong trường hợp bắc cầu bằng TM hiển).
Heparin toàn thân liều 50UI/kg.
Kẹp ĐMCB để làm miệng nối đầu gần (proximal) của mạch nhân tạo hoặc TM hiển vào ĐMCB. Có thể bắc cầu vào ĐM chậu gốc hai bên nếu có tổn thương của ĐMCB.
Làm miệng nối đầu xa (distal) vào các mạch tạng tương ứng nếu cần thiết.
Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết. Khâu lại phúc mạc lá thành.
Lau rửa, xếp ruột.
Đóng các vết mổ, kết thúc phẫu thuật.
Như vậy, khi phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng thì phải tuân thủ đúng và đầy đủ các bước như quy định trên.
Phẫu thuật (hình từ internet)
Sau khi phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng thì người bệnh cần theo dõi tiếp tục không?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng do huyết khối ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG - ĐỘNG MẠCH TẠNG
...
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Nhịp tim, mạch, huyết áp, áp lực TM trung ương trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6 - 8 giờ đầu sau mổ nếu mạch máu xơ vữa nặng, hết nguy cơ chảy máu.
...
Theo đó, sau khi phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng thì người bệnh rất cần phải theo dõi và theo dõi các yếu tố như sau:
- Nhịp tim, mạch, huyết áp, áp lực TM trung ương trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6 - 8 giờ đầu sau mổ nếu mạch máu xơ vữa nặng, hết nguy cơ chảy máu.
Như vậy, người bệnh sau khi phẫu thuật rất cần thiết phải theo dõi tiếp tục để tránh phát sinh không đáng có.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng xong thì người bệnh bị nhiễm trùng thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng do huyết khối ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT BẮC CẦU ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG - ĐỘNG MẠCH TẠNG
...
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
...
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu: điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu có khối máu tụ lớn, có rối loạn huyết động.
- Tắc mạch sau mổ: Do không xử lý hết (bỏ sót) tổn thương, kỹ thuật khâu phục hồi lưu thông mạch hoặc sử dụng thuốc chống đông chưa hợp lý. Có thể gây thiếu máu tạng, hoại tử ruột. can thiệp phụ thuộc mức độ thiếu máu. Phải mổ lại cắt ruột nếu có viêm phúc mạc do hoại tử ruột.
- Nhiễm trùng: Có thể tại chỗ hoặc toàn thân, xử trí từ nhẹ đến nặng bao gồm cắt chỉ cách quãng, mổ lại, thắt mạch và bắc cầu bằng homograft.
- Các biến chứng của đông máu (tăng hoặc giảm đông): điều chỉnh thuốc chống đông.
Theo đó, phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng xong thì người bệnh phải tiếp tục theo dõi nếu có tai biến xảy ra thì xử lý ngay theo quy định trên.
Như vậy, phẫu thuật bắc cầu động mạch chủ bụng xong thì người bệnh bị nhiễm trùng thì có thể tại chỗ hoặc toàn thân, xử trí từ nhẹ đến nặng bao gồm cắt chỉ cách quãng, mổ lại, thắt mạch và bắc cầu bằng homograft.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?