Cá bỗng có thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không? Khi nào được quyền khai thác Cá bỗng?
Thủy sản được xếp vào loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II khi đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm Nhóm I và Nhóm II.
2. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
b) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
3. Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng tiêu chí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
4. Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức rà soát, đánh giá, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Theo quy định này, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân loại thành 02 nhóm gồm Nhóm I và Nhóm II.
Để được xếp vào loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II thì loài thủy sản đó phải đáp ứng tất cả điều kiện sau:
(1) Loài thủy sản chứa một trong các đặc điểm sau:
- Thủy sản mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản.
- Thủy sản chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế - Thủy sản có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa.
- Thủy sản giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã;
- Thủy sản có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
(2) Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
(3) Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
Danh mục và tiêu chí xác định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (Hình từ Internet)
Cá bỗng có thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không?
Tại phần I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định Cá bỗng là một trong số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm và được điều chỉnh bởi các quy định tại Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức được quyền khai thác Cá bỗng trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
...
2. Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Như đã phân tích ở trên, Cá bỗng là loài thủy sản thuộc danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II, do đó sẽ chịu sự điều chỉnh liên quan đến nhóm này.
Theo đó, Cá bỗng được khai thác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Việc khai thác Cá bỗng nhằm mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
(2) Việc khai thác Cá bỗng đáp ứng điều kiện quy định tại phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP cụ thể:
- Cá bỗng không được khai thác trong khoảng thời gian từ 01/04 đến 31/08 hằng năm;
- Cá bỗng khai thác được phải đạt chiều dài tối thiểu 50cm.
Như vậy, mọi hành vi khai thác không thuộc các trường hợp nêu trên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?