Cảnh sát giao thông được xử lý vi phạm hành chính bằng những hình thức nào? Người dân có thể quay phim cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được không?

Tôi thấy có một vài cảnh sát giao thông xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông mà không lập biên bản. Vậy những cảnh sát giao thông này có được xử phạt vi phạm hành chính mà không lập biên bản trong khi tuần tra không? Ngoài việc xử phạt vi phạm thì cảnh sát giao thông còn có thể làm gì? Và người dân có thể quay phim lúc cảnh sát đang thực hiện nhiệm vụ không?

Cảnh sát giao thông được xử lý vi phạm như thế nào trong khi tuần tra, kiểm soát?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì việc xử lý vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông như sau:

- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: 

+ Thực hiện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định.

+ Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ có liên quan theo quy định để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản:

+ Thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

+ Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì hướng dẫn và đề nghị người vi phạm cung cấp số điện thoại liên hệ để nhận thông tin, xử phạt thông qua Cổng dịch vụ Công quốc gia, ký vào biên bản và giao cho họ 01 bản; 

+ Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp người vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông mời đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc 02 người chứng kiến ký vào biên bản; Trường hợp người vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải ghi rõ lý do vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt.

Xử lý vi phạm giao thông

Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm giao thông như thế nào?

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính mà cảnh sát giao thông được phép thực hiện

Khoản 2 Điều 20 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như sau:

- Trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, thì Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật; 

- Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết, tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính; ra quyết định tạm giữ hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật; lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì tiến hành niêm phong theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp có căn cứ để cho rằng, nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ; 

+ Trường hợp, khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người điều khiển phương tiện giao thông không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành thì lập biên bản tạm giữ, có chữ ký xác nhận của 02 người làm chứng, ra quyết định tạm giữ theo quy định; sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (máy ảnh, camera) ghi lại hình ảnh tang vật, phương tiện; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu, kéo) hoặc thuê tổ chức, cá nhân điều khiển, cẩu, kéo đưa tang vật, phương tiện về nơi tạm giữ; xác minh và gửi thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến giải quyết (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này); người vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thuê đưa tang vật, phương tiện đó về nơi tạm giữ theo quy định của pháp luật; 

+ Trường hợp giao phương tiện giao thông bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm quản lý, bảo quản thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính; 

- Tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan): 

+ Giấy phép lái xe;

+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;

+ Giấy đăng ký xe;

+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định);

+ Các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt. Khi tạm giữ giấy tờ phải lập biên bản theo quy định. 

Người dân có thể quay phim cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được không?

Việc quay phim cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ được xem là một hình thức giám sát của người dân được quy định tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA như sau:

- Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng. 

- Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật. 

- Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ. 

- Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. 

- Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau: 

+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ; 

+ Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông); 

+ Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, chỉ cần người dân đảm bảo việc quay phim của mình không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảnh sát giao thông; ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tuân thủ các quy định của pháp luật thì người dân có quyền quay phim cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ.

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nam giới bán dâm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Tái phạm trong vi phạm hành chính là gì? Không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Pháp luật
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử phạt vi phạm hành chính
3,591 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào