Cảnh sát giao thông khi tạm giữ phương tiện giao thông cần phải đảm bảo những điều kiện nào? Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông được pháp luật quy định ra sao?
- Để áp dụng việc tạm giữ phương tiện giao thông thì cần những điều kiện gì?
- Việc tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm được thực hiện như thế nào?
- Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông
- Các loại chi phí người bị xử phạt vi phạm giao thông phải đóng bổ sung
Để áp dụng việc tạm giữ phương tiện giao thông thì cần những điều kiện gì?
Việc tạm giữ phương tiện giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết được quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, như sau:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng;
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Do đó, trong trường hợp người điều khiển ô tô vi phạm quy định về giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông có thể thực hiện việc tạm giữ phương tiện giao thông đó để đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt sau này.
Việc tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm được thực hiện như thế nào?
Việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự được quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, cụ thể:
- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đang giải quyết vụ việc lập biên bản tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính;
- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về phương tiện vi phạm hành chính đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ; quyết định tạm giữ phải được giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản;
- Trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay phương tiện vi phạm hành chính.
Tạm giữ phương tiện giao thông
Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông
Theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì:
- Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ.
- Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
- Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài, cụ thể:
+ Không quá 01 tháng kể từ ngày tạm giữ đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan;
+ Không quá 02 tháng kể từ ngày tạm giữ đối với với vụ việc thuộc trường hợp cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
- Thời hạn tạm giữ tang phương tiện vi phạm hành chính được tính từ thời điểm phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thực tế.
- Thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Các loại chi phí người bị xử phạt vi phạm giao thông phải đóng bổ sung
Khoản 4 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện bị tạm giữ, cụ thể:
- Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;
- Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện;
- Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian bị tạm giữ;
- Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?