Cá nhân bị hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ như thế nào khi đầu tư ở cả hai doanh nghiệp viễn thông cùng lúc?

Tôi nghe nói khi đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông ở cả hai doanh nghiệp viễn thông thì sẽ có hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ, vậy hạn chế ở đây là gì? Mục đích của việc hạn chế này nhằm mục đích gì? Cá nhân là người nước ngoài có thể đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam không? Câu hỏi của anh An từ TP.HCM.

Cá nhân bị hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ như thế nào khi đầu tư ở cả hai doanh nghiệp viễn thông cùng lúc?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về về việc sở hữu vốn điều lệ và cổ phần trong doanh nghiệp viễn thông như sau:

Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.

Như vậy, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.

Cá nhân bị hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ như thế nào khi đầu từ ở cả hai doanh nghiệp viễn thông cùng lúc?

Cá nhân bị hạn chế về tỷ lệ vốn điều lệ như thế nào khi đầu từ ở cả hai doanh nghiệp viễn thông cùng lúc? (Hình từ Internet)

Chính phủ quy định tỷ lệ vốn điều lệ của cá nhân trong doanh nghiệp viễn thông nhằm mục đích gì?

Căn cứ Điều 17 Luật Viễn thông 2009 quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:

Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần chi phối.
2. Chính phủ quy định chi tiết tỷ lệ vốn hoặc cổ phần tối đa một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong hai hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.

Theo đó, Chính phủ sẽ quy định chi tiết tỷ lệ vốn hoặc cổ phần tối đa một tổ chức, cá nhân được quyền nắm giữ trong hai hoặc nhiều doanh nghiệp viễn thông khác nhau cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh.

Cá nhân là người nước ngoài có thể đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam không?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 25/2011/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP) quy định về hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

Hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.
2. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
3. Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch tài nguyên viễn thông; quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn đầu tư;
b) Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định này.
4. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, cá nhân là người nước ngoài có thể đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.

Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam.

Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.

Doanh nghiệp viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Doanh nghiệp viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức hỗ trợ cho các DN viễn thông phục vụ hoạt động chỉ đạo phòng chống thiên tai được quy định thế nào?
Pháp luật
Thuê bao viễn thông có được hoàn trả tiền sử dụng dịch vụ do lỗi của doanh nghiệp viễn thông gây ra không?
Pháp luật
Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông gồm dịch vụ nào?
Pháp luật
Nội dung tối thiểu của điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông phải được khách hàng cho phép thì mới được tiết lộ thông tin của khách hàng?
Pháp luật
Số máy được gọi là gì? Ghi nhận số máy được gọi tại đâu? Được lưu trữ tại doanh nghiệp viễn thông bao lâu?
Pháp luật
Số máy gọi là gì? Thời gian doanh nghiệp viễn thông cung cấp số liệu về số máy gọi cho Cục Viễn thông?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có cần phải thông báo cho người sử dụng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
Pháp luật
Chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông là gì? Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Chương trình khuyến mại đối với nhãn hiệu dịch vụ viễn thông không được phép vượt quá bao nhiêu ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp viễn thông
1,205 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào