Cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa thì được bồi thường bao nhiêu tiền cho một mét vuông đất?
- Cơ quan nhà nước thực hiện bồi thường thiệt hại đối với tài sản gắn liền với đất dựa trên những nguyên tắc nào?
- Cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa thì được bồi thường bao nhiêu tiền cho một mét vuông đất?
- Trường hợp cơ quan nhà nước chậm thanh toán tiền bồi thường thu hồi đất thì cá nhân có được nhận thêm chi phí cho việc chậm thanh toán không?
Cơ quan nhà nước thực hiện bồi thường thiệt hại đối với tài sản gắn liền với đất dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 88 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại.
Theo đó, cơ quan nhà nước khi bồi thường thiệt hại đối với tài sản gắn liền với đất sẽ dựa theo nguyên tắc nêu trên.
Thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa (Hình từ Internet)
Cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa thì được bồi thường bao nhiêu tiền cho một mét vuông đất?
Căn cứ Điều 6 Đơn giá bồi thường, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi là thuỷ sản phục vụ công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định ban hành kèm theo Quyết định 06/2022/QĐ-UBND quy định về một số quy định khác như sau:
Một số quy định khác
1. Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa hoặc các loại cây rau màu mà trước thời điểm thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất đã đầu tư chi phí vào đất (như: làm đất, bón phân lót, chuẩn bị giống hoặc mới gieo trồng…) thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế hỗ trợ chi phí thực tế người dân đã đầu tư đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền, mức tối đa không vượt quá 3.000 đồng/m2.
2. Giá trị bồi thường thực tế được tính trên cơ sở mật độ và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đối với những loại cây trồng chưa có tiêu chuẩn mật độ kỹ thuật thì căn cứ vào tình hình thực tế trong trường hợp cần thiết, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện, thành phố tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thống nhất trước khi áp dụng bồi thường, hỗ trợ.
3. Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng nếu có phát sinh các loại cây trồng, vật nuôi khác không có trong quy định này thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện, thành phố Nam Định căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xem xét vận dụng đơn giá các loại cây trồng, vật nuôi là thủy sản tương tự đã có tại Phụ lục kèm theo Quyết định này hoặc căn cứ tình hình địa phương xây dựng phương án giá báo cáo Sở Tài chính xem xét, thống nhất trước khi áp dụng bồi thường, hỗ trợ.
Theo đó, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trồng lúa mà trước thời điểm thông báo thu hồi đất, người sử dụng đất đã đầu tư chi phí vào đất (như: làm đất, bón phân lót, chuẩn bị giống hoặc mới gieo trồng…) thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế hỗ trợ chi phí thực tế người dân đã đầu tư đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền, mức tối đa không vượt quá 3.000 đồng/m2 đối với đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trường hợp cơ quan nhà nước chậm thanh toán tiền bồi thường thu hồi đất thì cá nhân có được nhận thêm chi phí cho việc chậm thanh toán không?
Căn cứ Điều 93 Luật Đất đai 2013 quy định về chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau:
Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?