Cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước không?
- Thời hiệu xử phạt cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước là bao lâu?
Cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về thủy sản
1. Phạt tiền đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ hoặc xúi giục, lôi kéo kích động người khác trong hoạt động nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ hoặc xúi giục, lôi kéo kích động người khác trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu thập số liệu về hoạt động thủy sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
...
Theo đó, cá nhân có hành vi cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước không, căn cứ theo khoản 1 Điều 55 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Cục trưởng Cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6; Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 và điểm a, b, c, d, đ, e, g và h và khoản 3 Điều 8; khoản 1, khoản 2 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
...
Như vậy, cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quyền xử phạt đối với cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước.
Thời hiệu xử phạt cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước là bao lâu, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với cá nhân cản trở công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản của cơ quan Nhà nước là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?