Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có được phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để đích kích thích sinh trưởng không?
- Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có được phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng không?
- Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng bị xử phạt bao nhiêu?
- Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có quyền và nghĩa vụ nào theo quy định pháp luật?
Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có được phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
...
Theo đó, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật
Cho nên, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn không được phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng.
Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có được phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng không? (Hình từ Internet)
Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để kích thích sinh trưởng bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi
...
2. Hành vi không ghi nhật ký sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
3. Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi nông hộ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng thì bị xử phạt hành chính số tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc cá nhân chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh, trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Lưu ý: Mức xử phạt hành chính trên là mức xử phạt đối với cá nhân.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức xử phạt gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP.
Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có quyền và nghĩa vụ nào theo quy định pháp luật?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 thì cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có quyền và nghĩa vụnhư sau:
(1) Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có quyền sau đây:
- Cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018 được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
- Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
- Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
(2) Cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018;
- Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
- Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?