Cá nhân có được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại? Chủ thể được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay cần đáp ứng những gì?
Cá nhân có được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại?
Chủ thể được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay cần đáp ứng những gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
Theo Điều 22 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân sau đây:
Người khai thác tàu bay
1. Người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân tham gia khai thác tàu bay.
2. Người khai thác tàu bay là tổ chức được khai thác tàu bay vì mục đích thương mại khi được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Người khai thác tàu bay là cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.
Theo đó, khoản 2 Điều 22 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định chủ thể không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại, gồm:
+ Cá nhân;
+ Tổ chức không được Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Như vậy, cá nhân không được phép khai thác tàu bay vì mục đích thương mại.
Chủ thể được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay cần đáp ứng những gì?
Theo Điều 23 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định người khai thác tàu bay được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay cần đáp ứng điều kiện sau đây:
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
1. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay được cấp cho tổ chức để chứng nhận việc đáp ứng điều kiện khai thác an toàn đối với loại tàu bay và loại hình khai thác quy định.
2. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay phù hợp;
b) Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
c) Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với tính chất và quy mô khai thác;
d) Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
đ) Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
3. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phải nộp lệ phí.
Theo đó, khoản 2 Điều 23 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định người khai thác tàu bay cụ thể là tổ chức khai thác tàu bay được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay cần đáp ứng điều kiện, cụ thể gồm:
+ Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay phù hợp;
+ Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
+ Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với tính chất và quy mô khai thác;
+ Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
+ Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
Lưu ý: Theo khoản 3 Điều 23 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phải nộp lệ phí theo mức thu được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không ban hành kèm theo Thông tư 193/2016/TT-BTC.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của người khai thác tàu bay?
Theo Điều 5 Thông tư 53/2012/TT-BGTVT quy định hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay như sau:
Bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
1. Áp dụng các giải pháp công nghệ, quy trình khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu lượng khí thải động cơ tàu bay vào khí quyển.
2. Áp dụng quy trình hoạt động của tàu bay tại cảng hàng không, sân bay nhằm giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay vào không khí, bao gồm: Hạn chế thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong quá trình lăn, chuẩn bị cất cánh; tăng cường sử dụng xe kéo tàu bay nhằm hạn chế thời gian hoạt động của động cơ tàu bay nhưng không gây ùn tắc hoạt động tại khu bay.
3. Xây dựng quy trình nội bộ kiểm soát việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay và tổ chức thực hiện.
4. Sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
5. Quy định quy trình sử dụng từng loại hóa chất để diệt côn trùng, vệ sinh tàu bay nhằm bảo bảo chất lượng khí trong tàu bay đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Theo đó, đối với tổ chức, cá nhân được phép khai thác tàu bay có trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay theo các quy định được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?