Cá nhân có được trồng cây hằng năm trong hành lang bảo vệ đê điều theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
- Hành lang bảo vệ đê điều có nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều hay không? Phạm vi hành lang bảo vệ đê được quy định thế nào?
- Cá nhân có được trồng cây hằng năm trong hành lang bảo vệ đê điều theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
- Đối với hành vi trồng cây hằng năm trong hành lang bảo vệ đê thì Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Hành lang bảo vệ đê điều có nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều hay không? Phạm vi hành lang bảo vệ đê được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Đê điều 2006 có quy định phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.
Như vậy, theo quy định pháp luật hành lang bảo vệ đê thuộc phạm vi bảo vệ đê điều.
Căn cứ khoản 2 Điều 23 Luật Đê điều 2006 quy định, phạm vi hành lang bảo vệ đê điều như sau:
(1) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng.
(2) Hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển.
(3) Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.
Cá nhân có được trồng cây hằng năm trong hành lang bảo vệ đê điều theo quy định pháp luật hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Cá nhân có được trồng cây hằng năm trong hành lang bảo vệ đê điều theo quy định pháp luật hiện nay hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm phá hoại đê điều như sau:
Hành vi vi phạm phá hoại đê điều
...
2. Phạt tiền đối với các hành vi cuốc, xới, rẫy cỏ, gieo trồng các loại cây hằng năm, cây lâu năm trên đê, trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ đê như sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với diện tích dưới 01 m2 hoặc dưới 03 cây lâu năm;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích từ 01 m2 đến dưới 05 m2 hoặc từ 03 cây đến dưới 10 cây lâu năm;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích từ 05 m2 đến dưới 10 m2 hoặc từ 10 cây đến dưới 30 cây lâu năm;
d) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích từ 10 m2 đến dưới 50 m2 hoặc từ 30 cây đến dưới 50 cây lâu năm;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2 hoặc từ 50 cây đến dưới 100 cây lâu năm;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích từ 100 m2 đến dưới 400 m2 hoặc từ 100 cây đến dưới 200 cây lâu năm;
g) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích từ 400 m2 trở lên hoặc từ 200 cây lâu năm trở lên.
...
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trồng lại cây chắn sóng đã phá hoại; cỏ đã bị cuốc, xới, rẫy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng công trình đê điều đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 9 Điều này.
Như vậy, bạn không được trồng cây hằng năm trong hành lang bảo vệ đê.
Đồng thời, trong trường hợp này, nếu bạn xới cỏ trồng cây hàng năm đối với diện tích 12m2 đất nằm trong hành lang bảo vệ đê nói trên thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, hình thức phạt bổ sung sẽ là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Ngoài ra, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trồng lại cỏ đã bị xới.
Đối với hành vi trồng cây hằng năm trong hành lang bảo vệ đê thì Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 38 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thủy lợi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực đê điều;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt về hành vi trồng cây hằng năm trong hành lang bảo vệ đê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?