Cá nhân có hành vi tuyên truyền phát tán thông tin chống phá nhà nước Việt Nam lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tôi cần thông tin về vấn đề phát tán tuyên truyền chống phá nhà nước lên trang mạng xã hội, cụ thể như sau: vài ngày trước, tôi thấy một vài bạn trẻ nổi tiếng có đăng bài viết bức xúc thể hiện quan điểm của mình về vấn đề chính trị trên Facebook, kéo theo đó có một số đông cư dân mạng cũng vào bình luận đồng tình với việc này, nhằm xúc phạm phỉ báng, chống phá nhà nước. Vậy cho tôi hỏi với trường hợp này sẽ có cách xử lý như thế nào cho thích đáng? Chị Minh Ân (Hòa Bình) đặt câu hỏi.

Nội dung thế nào được xem là thông tin phát tán tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam trên mạng xã hội?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật An ninh mạng 2018 quy định về các nội dung được xem là thông tin phát tán tuyên truyền chống phá Nhà nước trên mạng xã hội sau đây:

Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
1. Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;
c) Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
2. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
a) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân;
b) Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự.
3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
a) Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
4. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế bao gồm:
a) Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;
b) Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán.
5. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
6. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
7. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và l khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
9. Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thông tin khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội cụ thể là trên Facebook có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam bao gồm:

- Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

- Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước;

- Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.

hành vi tuyên truyền phát tán thông tin chống phá nhà nước Việt Nam lên mạng xã hội

Hành vi tuyên truyền phát tán thông tin chống phá nhà nước Việt Nam lên mạng xã hội (Hình từ Internet)

Người sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm gì khi xuất hiện những thông tin phát tán tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam trên mạng xã hội?

Theo Điều 42 Luật An ninh mạng 2018 quy định về Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng.
2. Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.
3. Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Theo đó khi xuất hiện những thông tin phát tán tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam trên mạng xã hội thì người sử dụng mạng xã hội phải cung cấp thông tin liên quan cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng.

Đồng thời thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân có hành vi tuyên truyền phát tán thông tin chống phá nhà nước Việt Nam lên mạng xã hội như thế nào?

Về hành vi "tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam" có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể:

Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì khi cá nhân có hành vi tuyên truyền phát tán thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam lên mạng xã hội thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Nếu việc phạm tội này được xác định là phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Còn đối với người chuẩn bị phạm tội sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Chống phá nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân có hành vi tuyên truyền phát tán thông tin chống phá nhà nước Việt Nam lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Người đăng bài viết có nội dung chống phá nhà nước trên mạng xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Thời hiệu truy cứu là bao lâu?
Pháp luật
Bình luận nhằm phỉ báng chính quyền, chống phá Nhà nước trên các trang mạng xã hội có thể lĩnh án phạt tù lên tới 20 năm?
Pháp luật
Dự kiến phạt tiền lên đến 80.000.000 đồng đối với hành vi phát tán nội dung chống phá nhà nước lên mạng xã hội?
Pháp luật
Người có hành vi phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước bị xử lý như thế nào? Người có hành vi phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước có được đương nhiên được xóa án tích không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống phá nhà nước
12,052 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống phá nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chống phá nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào