Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không?
- Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không?
- Cá nhân muốn xác định thương tích nhằm khởi tố vụ án hình sự thì có bắt buộc phải trưng cầu giám định không?
- Cá nhân trưng cầu giám định thương tích có quyền yêu cầu người giám định tham gia phiên tòa để trình bày về kết luận giám định không?
Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
...
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Theo quy định trên thì cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Như vậy, trong trường hợp chưa nộp đơn khởi kiện đồng thời chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự thì cá nhân hoàn toàn có quyền tự yêu cầu giám định thương tích.
Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện và chưa tiến hành khởi tố vụ án hình sự không? (Hình từ Internet)
Cá nhân muốn xác định thương tích nhằm khởi tố vụ án hình sự thì có bắt buộc phải trưng cầu giám định không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
...
Và theo quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
...
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì cá nhân muốn xác định thương tích nhằm khởi tố vụ án hình sự thì bắt buộc phải trưng cầu giám định về tính chất thương tích.
Cá nhân trưng cầu giám định thương tích có quyền yêu cầu người giám định tham gia phiên tòa để trình bày về kết luận giám định không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có quyền:
a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
...
Như vậy, cá nhân trưng cầu giám định tư pháp có quyền đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định thương tích cho mình tham gia phiên tòa để giải thích và trình bày về kết luận giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?