Cá nhân có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã công chứng được hay không? Hợp đồng ủy quyền đương nhiên sẽ có thời hạn hiệu lực trong bao lâu?
Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng như thế nào có bắt buộc phải công chứng hay không?
Căn cứ theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
"Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Căn cứ Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:
"Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."
Theo đó hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Việc ủy quyền thường được thực hiện dưới hai hình thức là Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền đòi hỏi có sự tham gia của cả hai bên là bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải tham gia.
Quy định pháp luật chỉ quy định về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền mà không có quy định quy định về việc bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền nên việc công chứng hợp đồng ủy quyền là không bắt buộc.
Cá nhân có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã công chứng được hay không?
Hợp đồng ủy quyền đương nhiên sẽ có thời hạn hiệu lực trong bao lâu?
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:
"Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền."
Ngoài ra tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng như sau:
"Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định."
Như vậy thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Ngoài ra Hợp đồng ủy quyền có thể chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: hợp đồng đã được hoàn thành; theo thoả thuận của các bên; cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này (thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản); trường hợp khác do luật quy định.
Cá nhân có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã công chứng được hay không?
Căn cứ Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau:
"Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này."
Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó. Việc công chứng hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành (công chứng được thực hiện ở văn phòng nào thì việc hủy bỏ cũng được thực hiện ở văn phòng đó).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?