Cá nhân có thể kiến nghị việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương thông qua các hình thức nào?
- Cá nhân có thể kiến nghị việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương thông qua các hình thức nào?
- Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin báo cáo cho Bộ Công thương khi nào?
- Kinh phí bảo đảm hoạt động dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công thương có bao gồm kinh phí thực hiện các đề án không?
- Đơn vị thuộc Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
Cá nhân có thể kiến nghị việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương thông qua các hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 05/2016/TT-BCT, có quy định về nơi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như sau:
Nơi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin là đầu mối tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền gửi phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương thông qua các hình thức sau:
a) Thông qua hộp thư điện tử;
b) Thông qua hệ thống hỗ trợ trực tuyến tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị và sẽ được in thành dạng văn bản.
3. Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị:
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương, số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Email: dvctt@moit.gov.vn
Website: www.moit.gov.vn
Như vậy, theo quy định trên thì cá nhân có thể kiến nghị liên quan đến việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương thông qua các hình thức sau:
- Thông qua hộp thư điện tử;
- Thông qua hệ thống hỗ trợ trực tuyến tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị và sẽ được in thành dạng văn bản.
Cá nhân có thể kiến nghị việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương thông qua các hình thức nào? (Hình từ Internet)
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin báo cáo cho Bộ Công thương khi nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 05/2016/TT-BCT, có quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
Theo định kỳ 06 (sáu) tháng, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ về:
a) Tình hình thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương.
b) Tình hình thực hiện kế hoạch nâng cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin báo cáo theo định kỳ 06 tháng một lần cho Lãnh đạo Bộ Công thương.
Kinh phí bảo đảm hoạt động dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công thương có bao gồm kinh phí thực hiện các đề án không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 05/2016/TT-BCT, có quy định về kinh phí bảo đảm cho hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến như sau:
Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1. Vụ Tài chính có trách nhiệm thực hiện phân bổ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác xây dựng, duy trì, vận hành, nâng cấp dịch vụ công trực tuyến hàng năm của Bộ theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí này chưa bao gồm kinh phí thực hiện các Đề án theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có trách nhiệm lập dự toán chi tiết gửi Vụ Tài chính và sử dụng kinh phí theo chế độ tài chính, bảo đảm đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí bảo đảm hoạt động dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công thương chưa bao gồm kinh phí thực hiện các Đề án theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đơn vị thuộc Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 05/2016/TT-BCT, có quy định về quản lý việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến như sau:
Quản lý việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến
...
2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ cung cấp dịch vụ công trực tuyến
a) Xử lý hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân đối với dịch vụ công trực tuyến do đơn vị mình quản lý, bao gồm: phê duyệt hồ sơ, từ chối phê duyệt hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ theo đúng thời gian quy định.
b) Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin quản lý tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tổ chức, cá nhân, bao gồm: cấp tài khoản, từ chối cấp tài khoản hoặc yêu cầu bổ sung thông tin tài khoản theo đúng thời gian quy định.
c) Kịp thời thông báo cho Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin các sự cố, trục trặc kỹ thuật xảy ra đối với dịch vụ công trực tuyến do đơn vị mình sử dụng để Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có biện pháp khắc phục.
...
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị thuộc Bộ Công thương có trách nhiệm về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến như sau:
- Xử lý hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân đối với dịch vụ công trực tuyến do đơn vị mình quản lý, bao gồm: phê duyệt hồ sơ, từ chối phê duyệt hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ theo đúng thời gian quy định.
- Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin quản lý tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tổ chức, cá nhân, bao gồm: cấp tài khoản, từ chối cấp tài khoản hoặc yêu cầu bổ sung thông tin tài khoản theo đúng thời gian quy định.
- Kịp thời thông báo cho Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin các sự cố, trục trặc kỹ thuật xảy ra đối với dịch vụ công trực tuyến do đơn vị mình sử dụng để Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có biện pháp khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?