Cá nhân có thể nhờ công ty dịch vụ đòi nợ thuê để đòi lại số tiền đã cho vay theo hợp đồng hay không?

Hiện nay, cá nhân có thể nhờ công ty dịch vụ đòi nợ thuê để đòi lại số tiền đã cho vay theo hợp đồng hay không? Khi hợp đồng vay tiền có lãi suất, khi đến hạn mà bên vay không trả được nợ thì có thể yêu cầu phải trả lãi chậm trả hay không? - Anh Minh (Quận 8 TPHCM) đã hỏi.

Hợp đồng vay tiền có lãi suất, khi đến hạn mà bên vay không trả được nợ thì có thể yêu cầu phải trả lãi chậm trả hay không?

Đồng thời, Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:

Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Và tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, trả nợ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện trong hợp đồng vay tiền:

- Nếu vay tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn;

- Nếu vay không có lãi thì khi đến hạn, bên vay không trả nợ hoặc không trả đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả lãi tương ứng thời gian chậm trả trừ trường hợp có thỏa thuận;

- Nếu vay có lãi mà đến hạn không trả hoặc trả không đủ thì phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận, đồng thời còn phải trả lãi chậm trả.

Như vậy, khi hợp đồng vay tiền đến hạn, người đi vay cũng phải hoàn trả lại tài sản đã vay trước đó. Nếu vay có lãi mà đến hạn không trả được nợ thì phải trả thêm lãi chậm trả.

Tải về mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân mới nhất 2023: Tại Đây

Cá nhân có thể nhờ công ty dịch vụ đòi nợ thuê để đòi lại số tiền đã cho vay theo hợp đồng hay không?

Cá nhân có thể nhờ công ty dịch vụ đòi nợ thuê để đòi lại số tiền đã cho vay theo hợp đồng hay không?

Có thể nhờ công ty dịch vụ đòi nợ thuê để đòi lại số tiền đã cho vay theo hợp đồng hay không?

Tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định:

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo quy định trên thì dịch vụ đòi nợ thuê đã chính thực bị khai tử kể từ 01/01/2021 cho nên cá nhân không thể nhờ công ty dịch vụ đòi nợ thuê để đòi lại số tiền đã cho vay theo hợp đồng.

Có thể sử dụng những cách nào để đòi lại số tiền cho vay khi dịch vụ đòi nợ thuê đã bị khai tử?

Do dịch vụ đòi nợ thuê đã bị khai tử, nên cá nhân có thể đòi lại số tiền đã cho vay theo các cách như sau:

1/ Khởi kiện ra Tòa án

Bởi vay tiền là giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Theo đó, khi bên vay nợ không trả nợ đồng nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người cho vay. Do đó, người này có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ gửi đến Tòa án để yêu cầu trả tiền và trả thêm một khoản tiền lãi (nếu có).

Đáng lưu ý: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (theo Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015).

2/ Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền

Khi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản… thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về một trong các tội sau đây:

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành)

- Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự hiện hành)

Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì cá nhân hoàn toàn có thể tố giác, tin báo bằng lời nói hoặc văn bản. Lưu ý: Nếu cố ý tố giác, báo tin sai sự thật về tội phạm thì tùy tính chất, mức độ sẽ bị kỷ luật, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).

Hợp đồng vay tiền Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng vay tiền:
Dịch vụ đòi nợ thuê
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu hợp đồng công ty vay tiền cá nhân không lãi suất là mẫu nào? Cá nhân cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào đúng không?
Pháp luật
Vay tiền mặt có được trả bằng tài sản khác không? Cho vay không thỏa thuận lãi suất thì được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu?
Pháp luật
Download file word mẫu hợp đồng vay tiền song ngữ chuẩn pháp lý? Hợp đồng vay tiền là gì? Lãi suất vay tiền bao nhiêu %?
Pháp luật
Hợp đồng vay tiền không thỏa thuận thời hạn trả nợ thì tính tiền lãi như thế nào? Lãi suất tối đa được thỏa thuận trong hợp đồng là bao nhiêu?
Pháp luật
Vay tiền bằng giấy viết tay có hiệu lực pháp luật không? Điều kiện để giao dịch vay tiền bằng giấy viết tay có hiệu lực là gì?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân 2024 file word chuẩn nhất? Tải mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân 2024 file word ở đâu?
Pháp luật
Hợp đồng vay tiền không thỏa thuận lãi suất thì có được áp dụng lãi trên nợ gốc quá hạn hay không?
Pháp luật
Xử lý hợp đồng vay tiền như thế nào khi người vay tiền qua đời? Đối tượng nào sẽ có nghĩa vụ trả nợ còn lại?
Pháp luật
Người sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê có bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay hay không?
Pháp luật
Khi bị tổ chức đòi nợ thuê làm phiền thì cá nhân có thể kiện tổ chức với những tội danh nào theo quy định hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng vay tiền
4,040 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng vay tiền Dịch vụ đòi nợ thuê

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng vay tiền Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ đòi nợ thuê

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào