Cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền bao nhiêu?
- Cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn là bao lâu?
Cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 2, điểm b khoản 6, điểm a khoản 7 Điều 47 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên như sau:
Vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
...
2. Hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên là khu bảo tồn, trừ các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, bị xử phạt như sau:
...
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi san lấp, đào đắp, thay đổi, ngăn dòng chảy tự nhiên làm thay đổi chế độ thủy văn trong khu bảo tồn đất ngập nước; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép trong khu bảo tồn;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, b, d, đ, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép đối với hành vi quy định tại điểm b, đ, g khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đồng thời cá nhân này còn bị buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra.
Khu bảo tồn (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn không?
Theo khoản 2 Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với mức phạt tiền tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân.
Do cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt cá nhân này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 02 năm.
2. Các hành vi vi phạm đang thực hiện, các hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Các hành vi được quy định tại Điều 9; điểm e, g, h khoản 1, điểm e, g, h khoản 2, điểm e, g, h khoản 3 Điều 11; điểm b, c khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 13; điểm b, d, e khoản 1, điểm c, d, đ khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3, điểm c, d, đ khoản 4 Điều 14; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, g, h, i khoản 4, khoản 6 Điều 15 và Điều 38 Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; khoản 1, điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này là hành vi đang được thực hiện, thì thời hiệu được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân phải công khai thông tin hoặc phải nộp báo cáo định kỳ theo quy định;
c) Các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 Nghị định này là hành vi đã kết thúc, thì thời hiệu được tính từ thời điểm lấy mẫu;
d) Các hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này là hành vi vi phạm đã kết thúc, thời điểm kết thúc được tính từ lúc thực hiện xong hành vi vi phạm;
đ) Trừ các hành vi được quy định tại điểm a, b, c và d khoản này, các hành vi khác được quy định trong Nghị định này được người có thẩm quyền xử phạt xác định thời hiệu xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân cư trú trái phép trong khu bảo tồn là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?