Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam không?
- Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam không?
- Công dân Việt Nam là luật sư thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong những lĩnh vực nào?
- Người đại diện SHCN lừa dối khách hàng trong việc giao kết hợp đồng thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không?
Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam không?
Điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 61 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
1. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
b) Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
2. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2a Điều này:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Thường trú tại Việt Nam;
c) Có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh; có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương chuyên ngành khoa học tự nhiên hoặc khoa học kỹ thuật đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
...
Như vậy, cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam.
Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có bắt buộc phải thường trú tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam là luật sư thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong những lĩnh vực nào?
Điều 155 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 61 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
...
đ) Không phải là công chức, viên chức, người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp;
e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
2a. Công dân Việt Nam là luật sư được phép hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thường trú tại Việt Nam thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh nếu đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
3. Chính phủ quy định cụ thể chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp, việc kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Như vậy, công dân Việt Nam là luật sư thì được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh nếu đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Người đại diện SHCN lừa dối khách hàng trong việc giao kết hợp đồng thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không?
Điều 156 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Ghi nhận, xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
...
4. Người đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm về chuyên môn, nghiệp vụ trong khi hành nghề hoặc vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều 152 và điểm a khoản 1 Điều 153 của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 152 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Phạm vi quyền của đại diện sở hữu công nghiệp
...
3. Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;
b) Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên ủy quyền đại diện cho phép;
c) Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Như vậy, Người đại diện sở hữu công nghiệp có hành vi lừa dối khách hàng trong việc giao kết hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?