Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ cần đáp ứng trình độ đại học chuyên ngành gì?
Đào tạo an toàn bức xạ có thuộc hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử hay không?
Đào tạo an toàn bức xạ có thuộc hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định như sau:
3. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Tư vấn kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm: Tư vấn kỹ thuật và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân cho tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, không bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ;
b) Đánh giá công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân; giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân;
c) Kiểm xạ;
d) Tẩy xạ;
đ) Đánh giá hoạt độ phóng xạ;
e) Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ;
g) Đo liều chiếu xạ cá nhân;
h) Kiểm định thiết bị bức xạ;
i) Hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ;
k) Thử nghiệm thiết bị bức xạ;
l) Đào tạo an toàn bức xạ; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cá nhân thực hiện các dịch vụ quy định từ điểm a đến điểm k khoản này (sau đây gọi tắt là đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ).
Theo đó, căn cứ trên quy định hoạt động đào tạo an toàn bức xạ thuộc một trong những hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Điều kiện cần đáp ứng để hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử?
Theo Điều 69 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Tổ chức tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
c) Có cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động dịch vụ theo nội dung đăng ký.
2. Cá nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ.
3. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo đó, tùy thuộc vào chủ thể hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử mà quy định các điều kiện cần đáp ứng tương ứng, cụ thể:
(1) Tổ chức tiến hành hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất hai người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
+ Có cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động dịch vụ theo nội dung đăng ký.
(2) Cá nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đăng ký hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ cần đáp ứng trình độ đại học chuyên ngành gì?
Theo Điều 48 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện chung để cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc phù hợp với từng loại hình dịch vụ tương ứng theo quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 51 của Nghị định này.
2. Có giấy chứng nhận đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được cấp bởi cơ sở đào tạo do cơ quan có thẩm chuyền cho phép đối với các loại hình dịch vụ từ điểm a đến điểm k khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
Trường hợp Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cho phép, phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có giấy chứng nhận đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với loại hình dịch vụ đề nghị cấp chứng chỉ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp;
- Đã tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực dịch vụ đề nghị cấp chứng chỉ.
3. Có kinh nghiệm tham gia giảng dạy hoặc trợ giảng tại các cơ sở đào tạo đối với loại hình dịch vụ tại điểm 1 khoản 3 Điều 1 của Nghị định này.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định 02 điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ như sau:
+ Về nội dung kỹ thuật: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực an toàn bức xạ;
+ Về nội dung pháp luật: Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành luật, các chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực an toàn bức xạ.
Theo đó, để được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thì tổ chức, cá nhân cần đáp ứng yêu cầu trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành luật, các chuyên ngành liên quan đến vật lý hạt nhân, công nghệ bức xạ, hạt nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?