Cá nhân được công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam khi nào theo quy định?
- Cá nhân được công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam khi nào theo quy định?
- Khi nào thì được công nhận là Hội viên danh dự của Hội công chứng viên?
- Hội viên Hiệp hội, Hội công chứng viên có phải tổ chức cho các công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Hiệp hội, Hội công chứng viên không?
Cá nhân được công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam khi nào theo quy định?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Hội viên danh dự của Hiệp hội, Hội công chứng viên:
Theo đó, Cá nhân được công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội nếu có công lao đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, phát triển hoạt động công chứng của Việt Nam, có uy tín rộng rãi trong đội ngũ công chứng viên Việt Nam.
Hội đồng công chứng viên toàn quốc quyết định công nhận hội viên danh dự của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam theo đề nghị của Ban Thường vụ.
Hội viên danh dự của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam có những quyền lợi sau:
- Được mời tham dự và tham gia ý kiến tại Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc;
- Được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng công chứng viên toàn quốc theo Quyết định của Ban Thường vụ;
- Được xét khen thưởng, tặng danh hiệu vinh dự của Hiệp hội;
Lưu ý: Hội viên danh dự của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không được tham gia biểu quyết, đề cử, ứng cử vào các cơ quan của Hiệp hội.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 thì:
Hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam gồm các Hội công chứng viên và các công chứng viên đã được kết nạp vào các Hội công chứng viên.
Hội công chứng viên đã được thành lập là thành viên đương nhiên của Hiệp hội.
Các Hội công chứng viên có quan hệ bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Cá nhân được công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam khi nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Khi nào thì được công nhận là Hội viên danh dự của Hội công chứng viên?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Hội viên danh dự của Hiệp hội, Hội công chứng viên:
Như vậy, cá nhân được công nhận là hội viên danh dự của Hội công chứng viên nếu có công lao đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, phát triển hoạt động công chứng của địa phương, có uy tín rộng rãi trong đội ngũ công chứng viên địa phương.
Đại hội Hội công chứng viên quyết định công nhận hội viên danh dự của Hội công chứng viên theo đề nghị của Ban Chấp hành.
Hội viên danh dự của Hội công chứng viên có những quyền lợi sau:
- Được mời tham dự và tham gia ý kiến tại Đại hội Hội công chứng viên;
- Được mời tham gia các hoạt động khác của Hội công chứng viên khi cần thiết theo Quyết định của Ban Chấp hành;
- Được Hội công chứng viên xem xét khen thưởng khi có đóng góp xuất sắc cho hoạt động của Hội công chứng viên;
Lưu ý: Hội viên danh dự của Hội công chứng viên không được tham gia biểu quyết, đề cử, ứng cử vào các cơ quan của Hội công chứng viên.
Hội viên Hiệp hội, Hội công chứng viên có phải tổ chức cho các công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Hiệp hội, Hội công chứng viên không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Quyền, nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội, Hội công chứng viên:
Quyền, nghĩa vụ của hội viên Hiệp hội, Hội công chứng viên
...
2. Nghĩa vụ của hội viên:
a) Thực hiện các nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, Điều lệ Hiệp hội, Nội quy Hội công chứng viên, nghị quyết, quyết định của Hiệp hội, Hội công chứng viên mà mình là hội viên;
c) Tổ chức cho các công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Hiệp hội, Hội công chứng viên;
d) Chấp hành yêu cầu của Ban Chấp hành về việc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu;
đ) Định kỳ 06 (sáu) tháng và hằng năm báo cáo Ban Chấp hành về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu;
e) Nộp phí hội viên đầy đủ và đúng hạn;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Hội công chứng viên.
Như vậy, Hội viên Hiệp hội, Hội công chứng viên phải có nghĩa vụ trong việc tổ chức cho các công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Hiệp hội, Hội công chứng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?